You are currently viewing HÃY KIỂM SOÁT THƯỜNG XUYÊN HUYẾT ÁP CỦA BẠN

HÃY KIỂM SOÁT THƯỜNG XUYÊN HUYẾT ÁP CỦA BẠN

[seasidetms_row][seasidetms_column data_width=”1/1″][seasidetms_text]

Gần 1/3 người trưởng thành (>18 tuổi), hơn 1/2 người trên trên 50 tuổi bị bệnh tăng huyết áp (THA). Nhưng nhiều người (khoảng 1/3) trong số này không hề biết mình có bệnh THA.


Bệnh THA đôi khi được gọi là kẻ giết người thầm lặng, bởi vì phần lớn THA không có triệu chứng, tuy nhiên nó thường đưa đến các biến chứng chết người như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Có điều may mắn là THA có thể phòng ngừa và chữa trị được. Việc chẩn đoán sớm bệnh THA rất dễ dàng, chỉ cần biết đo huyết áp đúng cách và thường xuyên.

Khi biết bệnh THA cần thay đổi lối sống theo hướng có lợi cho sức khỏe, kết hợp với sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp ổn định huyết áp và phòng ngừa các biến cố tim mạch nguy hiểm.

1. Huyết áp là gì?
Dòng chảy của máu đưa các chất dinh dưỡng và ôxy đến tất cả các bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả những cơ quan tối quan trọng như tim, não, và thận.

[seasidetms_image shortcode_id=”gfr58q5fei” align=”center” animation_delay=”0″]7036|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/05/162020.jpg|full[/seasidetms_image]

Nhịp đập của tim giúp đẩy máu đi vào hệ thống mạng lưới các mạch máu (mạch máu lớn, mạch máu nhỏ, mao mạch). Các mạch máu cũng thường xuyên điều chỉnh (co, dãn) để duy trì một áp lực ổn định, giúp đưa máu đến các cơ quan với lưu lượng tối ưu. Như vậy áp lực đẩy máu từ tim đến nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể được gọi là huyết áp. Thông thường, chúng ta đo huyết áp bằng cách gián tiếp qua một bao quấn áp suất ở động mạch cánh tay.

2. Khi nào gọi là THA?
Bình thường, huyết áp có thay đổi dao động trong ngày với biên bộ thấp, biến thiên theo thời gian. Huyết áp cũng thường bị ảnh hưởng bởi hoạt động thể lực, thức ăn, stress, và các yếu tố khác. Vấn đề cần lưu tâm là khi huyết áp tăng lên khá cao và tồn tại trong quãng thời gian dài. Lúc này được gọi là bệnh THA.

Huyết áp (HA) được thể hiện bởi 2 con số: số đầu là HA tâm thu, số sau là HA tâm trương. Đơn vị tính thông thường được ghi là mmHg (có khi ghi là cmHg).

HA tâm thu (hay HA tối đa) là áp lực máu đo được vào kỳ tâm thu, lúc tim co bóp để tống máu đi.

HA tâm trương (hay HA tối thiểu) là huyết áp đo được vào kỳ tâm trương của chu chuyển tim, lúc cơ tim thư giản giữa 2 lần bóp để nhận máu từ tĩnh mạch trở về tim. Lúc này dòng máu động mạch vẫn tiếp tục được đẩy đi nhưng với áp lực thấp nhất.

[seasidetms_image shortcode_id=”aprse3b7xl” align=”center” animation_delay=”0″]8365|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2018/11/huyet-ap_qtkp_thumb.jpg|full[/seasidetms_image]

Cách ký hiệu trị số HA đo được như sau: 120/80 mmHg (hoặc 12/8 cmHg). Được hiểu là HA tâm thu bằng 120 mmHg (12 cmHg), và HA tâm trương bằng 80 mmHg (8 cmHg).

HA bình thường ở người trưởng thành là từ 110/70 mmHg đến 120/80 mmHg.

Khi HA cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg là có bệnh THA.
Do HA có thể thay đổi trong ngày, nên trong lần đầu phát hiện HA cao hơn bình thường, để khẳng định THA cần phải đo HA vài ba lần, trong những thời điểm khác nhau (sáng, trưa, tối). Đặc biệt nếu bạn không có triệu chứng, trước đây chưa từng bị THA, hiện tại HA đo được cao hơn 140/90 mmHg, nhưng thấp hơn 160/95 mmHg, nên theo dõi và đo HA lại vào khoảng một tuần sau. Nếu lúc này HA vẫn cao trên 140/90 mmHg thì mới khẳng định là có bệnh THA.

3. Những ai có nguy cơ bị THA?
Tỷ lệ mắc bệnh THA tăng dần theo tuổi: THA có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, ngay cả ở trẻ em. Tuy nhiên nguy cơ THA sẽ tăng dần theo tuổi. Ở nam giới nguy cơ THA cao nhất sau tuổi 45, nữ giới sau tuổi mãn kinh. Tính chung, ở nhóm tuổi từ 60 trở lên có khoảng 2/3 bị THA.

Những người có tiền sử gia đình bị bệnh THA sớm, thường sẽ bị THA sớm hơn những người khác.

[seasidetms_image shortcode_id=”g4oy8cbs38″ align=”center” animation_delay=”0″]8367|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2018/11/huyet-ap-cao-va-khong-on-dinh-la-nguyen-nhan-gay-tai-bien-1.jpg|full[/seasidetms_image]

Tình trạng thừa cân, béo phì, ít vận động, sống cô độc cũng là những yếu tố nguy cơ làm THA dễ xảy ra hơn.

THA cũng liên quan với chế độ ăn: người có chế độ ăn nhiều muối, ít Kali, thiếu Vitamin D dễ mắc bệnh THA hơn, sớm hơn quần thể cùng độ tuổi và giới tính.

Đặc biệt thói quen hút thuốc lá và uống rượu thường xuyên là yếu tố nguy cơ rất cao đưa đến bệnh THA.

4. Hậu quả của THA không được phát hiện và điều trị sớm.
Tăng huyết áp làm cho tim phải gắng sức hoạt động và dần dần trở nên suy yếu. Áp lực cao của dòng máu trong bệnh THA cũng phá hủy các cấu trúc của mạch máu, làm cho mạch máu bị yếu đi, xơ cứng và hẹp dần.

Theo thời gian, THA sẽ làm tổn hại các cơ quan tối quan trọng của cơ thể như tim, não, thận, và mắt. THA cũng làm tăng nguy cơ đột tử (do nhồi máu cơ tim) và đột quỵ (do tai biến mạch máu não). Do vậy, theo thống kê, THA là yếu tố nguy cơ hàng đầu đưa đến tử vong và tàn phế trên thế giới.

5. Làm gì để phát hỉện sớm THA?
Thông thường THA không gây triệu chứng, do vậy để phát hiện sớm THA là phải kiểm tra huyết áp (HA) định kỳ. Ở người trưởng thành (>18T) nên kiểm tra HA định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần. Càng lớn tuổi thì thời gian kiểm tra HA càng nhặt hơn, chẵng hạn 6 tháng 1 lần đối với người trên 40T mà chưa bị THA.

[seasidetms_image shortcode_id=”jj5igpjw3l” align=”center” animation_delay=”0″]8366|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2018/11/Huyet-ap-130-80-nguy-co-mat-tri-som-tang-gan-gap-doi-n-1528947850-427-width540height405.jpg|full[/seasidetms_image]

Đo HA là một kỹ thuật đơn giản, dễ làm, không đau. Người không có chuyên môn có thể tự đo HA ở nhà bằng huyết áp kế điện tử tự động theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Nên chọn mua huyết áp kế có bao quấn ở trên cánh tay (độ chính xác cao hơn bao quấn ở cổ tay).

Có thể đo HA ở tư thế nằm hoặc ngồi, nhưng lưu ý khi đo nên để bao quấn cánh tay ở vị trí ngang mức với tim.
Ngoài ra, do HA thường thay đổi, dao động liên tục, nên mỗi lần đo cần phải đo ít nhất là 3 lần liên tiếp, cách nhau 3-5 phút, và trước khi đo phải nằm hoặc ngồi nghỉ, thư giản ít nhất 5 phút.

Bệnh THA được phát hiện sớm, điều trị thích hợp sẽ không đưa đến biến chứng. Đây là bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được.

Tóm lại: Muốn sống lâu và sống khỏe, hãy kiểm soát thường xuyên huyết áp của bạn.

(Ghi chú: Bài viết thuộc thể loại phổ thông, dành cho mọi người)

•BS.CKII Nguyễn Kim Ngôi
Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]