[seasidetms_row data_shortcode_id=”bvhmgy26mi” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”lnn56ebhdv” data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”][seasidetms_slider shortcode_id=”a5poh4lfra” slider_plugin=”layer” slider_layer=”63″][/seasidetms_column][/seasidetms_row][seasidetms_row data_width=”boxed” data_padding_left=”3″ data_padding_right=”3″ data_top_style=”default” data_bot_style=”default” data_color=”default” data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_padding_top=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_shortcode_id=”8k6mbuuljk”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_border_style=”default” data_animation_delay=”0″ data_shortcode_id=”qh7kuqt5v5″][seasidetms_text shortcode_id=”uemef4z04″ animation_delay=”0″]
Mọi loại thức ăn, nước uống sau khi được nhào trộn ở dạ dày cùng với dịch vị chúng được đưa xuống ruột, đa phần sẽ được hấp thu ở ruột non, phần còn lại và các chất cặn bã sẽ dồn xuống đại tràng.
Tại đại tràng, số còn lại của chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu tiếp tục, đồng thời các chất cặn bã, chất độc do vi sinh vật và quá trình chuyển hóa sinh ra sẽ được đào thải ra ngoài.
Nếu chất cặn bã và các chất độc hại lưu lại trong đại tràng càng lâu càng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Cũng tại đại tràng, khi nước trong chất cặn bã được hấp thu tiếp tục thì phân càng bị rắn lại và rất khó để tống phân ra mỗi lần đi ngoài.
Thói quen ăn uống và sinh hoạt là lý do chính gây nên tình trạng táo bón. Tình trạng bón xảy ra do phân đi qua trực tràng chậm hơn bình thường, làm cho phân trở nên khô và cứng. Những nguyên nhân gây táo bón khác bao gồm:
1. Chế độ ăn không hợp lý
- Chế độ ăn ít chất xơ hòa tan, uống ít nước
- Ăn quá nhiều chất xơ cứng:Nhiều người cứ nghĩ bổ sung chất xơ sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn, nhưng thực chất chỉ những chất xơ hòa tan có trong phần non của rau củ quả khi được đưa vào ống tiêu hóa mới tác dụng làm khuôn phân mềm, di chuyển dễ nếu có lượng nước thích hợp.
=> Còn chất xơ cứng có trong phần rau già cứng, trong măng… rất khó tiêu do có chứa xenlulose. Nếu thường xuyên ăn, ăn nhiều chất xơ cứng sẽ tạo ra khuôn phân cứng, có thể gây tắc ruột do khối phân rắn này có kích thước lớn, bề mặt thô giáp, không trơn bóng làm hạn chế sự di chuyển trong đường tiêu hóa.
- Sử dụng thuốc gây lợi tiểu, mất nước
- Ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý bởi vì kiêng khem quá mức hoặc ăn ít hoặc chán không muốn ăn nên chất cặn bã ít, phân ít cho nên không tạo được phản xạ co bóp của đại tràng.
- Có một số người do ăn những loại thức ăn có nhiều chất béo như: bơ, sữa, đường tinh chế; ăn ít chất xơ, rau, quả. Hoặc một số thích ăn nhiều chất cay, nóng (ớt, hành, hồ tiêu), uống nhiều chất kích thích( cafein, rượu, bia) và lượng nước đưa vào trong cơ thể hàng ngày không đủ sự cần thiết để tiêu hóa thức ăn…
- Ăn mặn: Thói quen ăn mặn cũng gây ra tình trạng táo bón.Nguyên nhân là do đồ ăn mặn cung cấp nhiều muối vào cơ thể, khiến cơ thể tăng hấp thu nước ở ống tiêu hóa đặc biệt là đại tràng sẽ làm cho khối phân bị “vắt” kiệt nước, khối phân rắn, di chuyển rất khó khăn do mất đi hiện tượng bôi trơn bề mặt giữa phân và niêm mạc ruột
2. Tính chất công việc
- Tính chất công việc ngồi lâu, ít vận động, đi lại
- Thói quen thường xuyên nhịn đi vệ sinh
- Áp lực công việc căng thẳng
3. Trẻ em
- Hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, dễ mắc các bệnh đường ruột, rối loạn tiêu hóa
- Chế độ ăn chưa hợp lý do cha mẹ hay cho con ăn theo những gì con thích
- Uống nhiều sữa hoặc lựa chọn sữa không phù hợp
4. Người cao tuổi
- Ăn ít rau xanh do hệ răng yếu
- Ít vận động, nằm nhiều do sức khỏe suy giảm hoặc do bệnh tật
- Thoái hóa nhu động ruột do tuổi tác, giảm hoạt động đẩy phân của đại tràng, khiến phân ứ đọng lâu hơn
- Người già hay mắc nhiều bệnh, uống nhiều loại thuốc kết hợp. Do đó táo bón có thể là do việc sử dụng các thuốc như thuốc giảm đau, chống co thắt, chống trầm cảm…
- Suy giảm chức năng sinh lý cũng là một yếu tố thuận lợi gây táo bón. Tuổi càng cao thì chức năng sinh lý càng bị giảm sút. Ví dụ như cơ hoành, cơ vùng xương chậu yếu đi làm hạn chế nhu động của ruột. Thêm vào đó các dịch bài tiết của đường ruột cũng giảm đáng kể như dịch vị, dịch mật, dịch ruột. Người ta cũng thấy rằng sự co bóp của cơ trơn đường tiêu hóa ngày càng yếu dần cũng làm gia tăng nguy cơ táo bón ở người cao tuổi.
5. Phụ nữ có thai và sau sinh
- Thay đổi nội tiết tố: Nồng độ progesteron thay đổi trong giai đoạn thai kỳ gây giảm co thắt cơ trơn, làm giảm nhu động ruột và đại tràng gây nên táo bón
- Bào thai kích thước lớn chèn ép lên khung chậu khiến sự co bóp và di chuyển của phân khó khăn
- Cơ thể nặng nề, ít vận động
6. Béo phì
- Tạng mỡ vùng thân dưới kích thước lớn gây chèn ép vào khoang bụng
- Thân thể kích thước lớn, lười di chuyển và vận động
7. Dùng thuốc
- Một số thuốc đặc trị như thuốc giảm đau chứa chất gây tê, thuốc chống dị ứng và một số thuốc chống suy nhược cũng là nguyên nhân phổ biến khác gây táo bón
8. Nguyên nhân nội tiết
- Do ảnh hưởng của các bệnh lý nội tiết như đái tháo đường, suy giáp trạng, cường giáp trạng gây ra tình trạng táo bón, lâu ngày dẫn đến táo bón kéo dài.
9. Nguyên nhân thần kinh
- Các bệnh lý và tổn thương thần kinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón như: Táo bón sau chấn thương tủy sống, tai biến mạch máu não, Parkinson…
10. Do rối loạn các chất điện giải:
- Những chất điện giải có vai trò vô cùng quan trọng điều hòa các hoạt động cơ thể. Rối loạn các chất điện giải cũng là một nguyên nhân gây táo bón…
11. Nguyên nhân nằm tại bộ máy tiêu hóa đặc biệt là tại đại tràng, trực tràng:
- Táo bón do nhóm nguyên nhân này thường do các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh lý đại tràng: To đại tràng bẩm sinh, to đại tràng không rõ nguyên nhân, các bệnh viêm đại tràng mãn tính, rối loạn trương lực đại tràng, đại tràng dài, polyp đại tràng, sa niêm mạc trực tràng….
Táo bón phần lớn không nghiêm trọng mà sẽ tự khỏi sau một thời gian khi bạn thay đổi thói quen sống.
Tổng hợp từ nhiều nguồn.
Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670
[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]