You are currently viewing GIẢI THÍCH CHO NGƯỜI BỆNH

GIẢI THÍCH CHO NGƯỜI BỆNH

[seasidetms_row data_width=”boxed” data_padding_left=”3″ data_padding_right=”3″ data_top_style=”default” data_bot_style=”default” data_color=”default” data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_padding_top=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_shortcode_id=”5a6jokin9″][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_border_style=”default” data_animation_delay=”0″ data_shortcode_id=”6q63xlqq96″][seasidetms_text shortcode_id=”hnewnq3z9q” animation_delay=”0″]

Cháu bé 4 tuổi, được bà và mẹ đưa đến khám. Người nhà phát hiện dấu hiệu lạ khi thấy hai bên của cột sống thắt lưng có vẻ khác nhau, một bên cứng hơn. Cháu bị dị tật khuyết nửa đốt sống (hemivertebra) của đốt sống L4 vùng thắt lưng. Hiện tại chưa có bất kì dấu hiệu thần kinh nào.

Gia đình được giải thích, rằng bản thân dị tật này không nguy hiểm, nếu nó gây vẹo cột sống nặng dẫn tới chèn ép thần kinh, sẽ mổ khi có triệu chứng. Hoặc nếu ảnh hưởng thẩm mĩ nhiều, cũng có thể mổ, nhưng nên chờ khi cột sống không còn phát triển. Cuộc mổ cho dị tật này khá lớn, tương đối phức tạp, nhưng không phải là quá nguy hiểm, hoặc quá khó khăn đến mức không thực hiện được.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là cần tìm xem cháu có các dị tật khác kèm theo không. Vấn đề hiện nay là nếu tìm dị tật khác, cháu sẽ phải chụp MRI, và như vậy sẽ phải gây mê. Vì vậy, đề nghị người nhà, khi nào cháu có triệu chứng thần kinh, hoặc vài năm nữa, cháu đủ khả năng hợp tác để chụp MRI mà không cần gây mê thì sẽ chụp MRI cột sống kiểm tra, xem có các dị tật khác kèm theo hay không.

[seasidetms_image shortcode_id=”u3b4fghp5m” align=”center” animation_delay=”0″]7233|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/06/62601027_1386205814869874_7365530306008317952_n.jpg|full[/seasidetms_image]

 

Nói tóm lại, cháu có dị tật bẩm sinh khuyết nửa thân đốt sống. Nếu không có triệu chứng thần kinh, và mức độ vẹo (sau này) chấp nhận được về mặt thẩm mĩ, sẽ không cần phải làm gì cả. Nếu có thương tổn thần kinh hoặc gây vẹo lớn ảnh hưởng thẩm mĩ, thì vẫn có thể mổ để chỉnh lại. Vấn đề tìm các dị tật kèm theo là cần thiết, nhưng nên chờ, vì cháu không có dấu hiệu thần kinh, và nếu chụp MRI thì phải gây mê.

Lúc đó gia đình cháu mới cho biết, họ đã đưa cháu đi khám ở một cơ sở khác. Bác sĩ ở đó nói rằng, lẽ ra gia đình cần tầm soát khi còn ở bào thai, nếu phát hiện dị tật này thì phá thai. Và rằng chắc chắn cháu sẽ liệt khi lớn thêm vài tuổi.

Tôi không biết bác sĩ đó có thêm dữ liệu nào mà tôi không biết không, nhưng tôi hoàn toàn không đồng ý với cách giải thích như vậy. Hiện nay, sự hiểu biết của y khoa vẫn còn rất nhỏ bé so với tạo hóa. Những dạng dị tật bẩm sinh là rất phức tạp, chịu nhiều yếu tố chi phối. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp dị tật bẩm sinh diễn tiến hoàn toàn khác so với dự đoán của y khoa.

Ngay cả khi sự thật như bác sĩ đó nói, thì cháu bé đã được sinh ra, đang rất khỏe mạnh, và có nhận thức đầy đủ. Sẽ là tổn thương như thế nào nếu cháu nghĩ rằng, cháu không nên sinh ra trên đời này? Sẽ là tổn thương như thế nào với cha mẹ, ông bà cháu, khi mình có một đứa con, đứa cháu lẽ ra không nên có mặt trên đời?

Một bác sĩ không chỉ là một nhà khoa học. Không chỉ phải biết cách giải thích như một nhà tâm lí học, người bác sĩ còn phải giúp người bệnh duy trì niềm tin, thứ quan trọng nhất để con người ta duy trì sự sống.

Nguồn: Facebook TS.BS Võ Xuân Sơn

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]