[seasidetms_row data_shortcode_id=”ouugm6l2af” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”f4pbe5zd7y” data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”]
[seasidetms_slider shortcode_id=”yx350l7rsg” slider_plugin=”layer” slider_layer=”35″]
[/seasidetms_column][/seasidetms_row][seasidetms_row data_width=”boxed” data_padding_left=”3″ data_padding_right=”3″ data_top_style=”default” data_bot_style=”default” data_color=”default” data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_padding_top=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_shortcode_id=”h8aywuwdwo”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_border_style=”default” data_animation_delay=”0″ data_shortcode_id=”01n4m01ux”][seasidetms_text shortcode_id=”wy10dc25aj” animation_delay=”0″]
Nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn là do hệ thống miễn dịch của cơ thể thay đổi, thay vì chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn hay là kháng nguyên lạ gây bệnh để bảo vệ cơ thể thì chính hệ miễn dịch của chúng ta lại sinh ra các kháng thể nhằm tấn công và làm tổn thương các mô trong cơ thể, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tự miễn có thể hiểu là tự hủy, tự hủy phổ biến ở mọi đối tượng và lứa tuổi, có thể xuất hiện ở bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể như đường tiêu hoá, tim, da, thận…
Một số nguyên nhân cơ bản như sau:
- Một số bệnh tự miễn, như bệnh đa xơ cứng và lupus, di truyền trong gia đình. Không phải mọi thành viên trong gia đình đều nhất thiết có cùng một loại bệnh, nhưng họ thừa hưởng tính nhạy cảm với tình trạng tự miễn dịch.
- Tỷ lệ mắc các bệnh tự miễn dịch đang gia tăng, các nhà nghiên cứu nghi ngờ các yếu tố môi trường như nhiễm trùng và phơi nhiễm với các hóa chất hoặc dung môi, cũng có thể liên quan.
- Một lý thuyết khác được gọi là giả thuyết vệ sinh. Do vaccine và thuốc sát trùng, ngày nay trẻ em không tiếp xúc với nhiều mầm bệnh như trước đây. Việc thiếu tiếp xúc có thể làm cho hệ miễn dịch trở nên phản ứng quá mức với các chất vô hại.
- Một thành phần nào đó của cơ thể bị thay đổi tính chất, cấu hình do tác dụng của các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, vì vậy bộ phận đó của cơ thể trở thành lạ và lúc này, cơ thể sẽ sinh ra các tự kháng thể chống lại tổ chức đó (tự kháng thể này sinh ra sau khi cơ thể bị nhiễm xạ, bỏng, viêm gan virus, nhiễm độc, sau dùng hóa chất và thuốc).
- Kháng nguyên lạ bên ngoài có cấu trúc tương tự một thành phần của cơ thể nên kháng thể chống lại kháng nguyên bên ngoài phản ứng luôn với thành phần cơ thể, như trong các bệnh thấp tim, thấp khớp cấp.
- Ô nhiễm môi trường: Bệnh tự miễn, nhất là bệnh lupus, sẽ nghiêm trọng hơn khi môi trường sống bị ô nhiễm. “Tội phạm” môi trường nổi danh nhất là thủy ngân, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc, bao ni lông… Những hóa chất này gây tổn hại một cách trực tiếp lên hệ miễn dịch. Bệnh tự miễn xảy ra trong trường hợp này là do các mô của cơ thể bị tổn hại và bị biến đổi đến nỗi hệ miễn dịch “nhìn không ra”.
- Xáo trộn vi khuẩn đường ruột: Có hàng tỉ vi khuẩn sống ở trong ruột có vai trò điều hòa hệ miễn dịch. Sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột sẽ dẫn đến các chứng tự miễn và các rối loạn miễn dịch.
- Thiếu hụt vitamin D: Vitamin D là một “biên tập viên” của hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại ung thư, ngăn ngừa sự nhóm họp của những thành phần chống lại hệ miễn dịch.
- Hội chứng rò ruột: Một khi hệ vi khuẩn đường ruột bị xáo trộn, sự tiêu hóa sẽ trở nên kém hiệu quả, màng nhầy ruột sẽ bị tổn hại. Hàng rào phân cách ruột và máu bị hóa giải. Các phần tử thức ăn sẽ thừa cơ hội từ ruột ngao du vào máu và tạo gánh nặng cho hệ miễn dịch dẫn đến sự tự miễn.
- Căng thẳng: Ngày càng có nhiều bệnh do tình trạng căng thẳng gây ra. Căng thẳng tinh thần và thể chất đều gây ra hay tăng cường các rối loạn tự miễn, từ đó làm gián đoạn chức năng miễn dịch thông qua một số con đường nhất định.
Tổng hợp từ nhiều nguồn
Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10
Điện thoại: 028 38 570 670
[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]