You are currently viewing Thiếu máu dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu nào tố cáo bạn bị thiếu máu dinh dưỡng?

Thiếu máu dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu nào tố cáo bạn bị thiếu máu dinh dưỡng?

[seasidetms_row data_width=”boxed” data_padding_left=”3″ data_padding_right=”3″ data_top_style=”default” data_bot_style=”default” data_color=”default” data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_padding_top=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_shortcode_id=”kl51my1w4″][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_border_style=”default” data_animation_delay=”0″ data_shortcode_id=”uunn0muksu”][seasidetms_text shortcode_id=”9f3y9hpp2b” animation_delay=”0″]

Thiếu máu dinh dưỡng là một trong những loại bệnh rất phổ biến trên thế giới, nhất là ở những nước đang phát triển. Là tình trạng lượng huyết cầu tố hay khối hồng cầu thấp hơn giới hạn bình thường. Thiếu máu dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu, do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần cho quá trình tạo máu như sắt, đồng, vitamin B12, acid folic…

[seasidetms_image shortcode_id=”kcnpp4680g” align=”center” animation_delay=”0″]8813|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/11/20190328_135537_821920_trieu-chung-benh-th.max-1800×1800-1.jpg|full[/seasidetms_image]

 

Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thể chất, trí tuệ ở trẻ em và nhiều biến chứng nguy hiểm khác ở phụ nữ có thai.

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, hiện nay tỉ lệ thiếu máu ở nước ta còn rất cao, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi: ở phụ nữ có thai (30-45%), phụ nữ tuổi sinh đẻ (25-35%) và trẻ em nhỏ (40-50%).

1. Thiếu dinh dưỡng gây thiếu máu

Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần cho quá trình tạo máu như sắt, đồng, vitamin B12, acid folic… nhưng phổ biến nhất là thiếu sắt

Thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu do thiếu sắt là vì sắt cần thiết cho quá trình tạo hemoglobin.

Hemoglobin (Hb hay Huyết sắc tố) là một protein giàu sắt nằm trong các tế bào hồng cầu. Oxy từ phổi sẽ gắn vào các hemoglobin trong máu. Thông qua quá trình lưu thông máu, các hemogobin có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào và mô trong cơ thể đến khắp cơ thể

[seasidetms_image shortcode_id=”kxfsla8odg” align=”center” animation_delay=”0″]8814|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/11/red-blood-cells-representing-ways-to-increase-hemoglobin-levels.jpg|full[/seasidetms_image]

 

Đánh giá tình trạng thiếu máu thì dựa vào hàm lượng Hemoglobin (Hb). Khi Hb ở dưới ngưỡng giới hạn được coi là thiếu máu.

Mức độ thiếu máu:

  • Thiếu máu nặng Hb < 70g/l
  • Thiếu máu vừa Hb70 – < 100g/l
  • Thiếu máu nhẹ Hb 100 – < 120g/l.

2. Dấu hiệu nhận biết thiếu máu

Những biểu hiện của thiếu máu dinh dưỡng thường có các triệu chứng không rõ ràng, người bị thiếu máu có thể không tự nhận ra mình có bệnh.

Người bị thiếu máu thường mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung, hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi lao động gắng sức, da xanh xao, niêm mạc mắt, lợi và da lòng bàn tay nhợt nhạt…

Ở phụ nữ có thai có biểu hiện: da xanh, niêm mạc nhợt, mệt mỏi, khi thiếu nặng thường có dấu hiệu chóng mặt, tim đập mạnh.

[seasidetms_image shortcode_id=”j4dasjzxd9″ align=”center” animation_delay=”0″]8815|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/11/thieu-mau-nao-nen-an-gi-khong-nen-an-gi.jpg|full[/seasidetms_image]

 

Đối với trẻ nhỏ, tùy theo mức độ bệnh có thể có các biểu hiện: Mệt mỏi, quấy khóc, vật vã, ngủ ít. Biếng ăn, chậm tăng cân, gầy ốm. Da xanh. Tóc gãy, dễ rụng, bạc màu. Móng tay móng chân dẹp, biến dạng. Chậm biết ngồi, biết đứng, biết đi, bắp thịt nhão, bụng chướng, đau nhức xương..

Để chẩn đoán chính xác bệnh thiếu máu người bệnh cần đi khám và làm các xét nghiệm huyết học.

3. Những đối tượng dễ mắc bệnh

Những đối tượng có nguy cơ cao thiếu máu dinh dưỡng bao gồm: phụ nữ mang thai, phụ nữ sau khi sinh, trẻ đẻ non, nhẹ cân hoặc không được nuôi bằng sữa mẹ. Trẻ em bị suy dinh dưỡng. Trẻ em ở tuổi vị thành niên, nhất là trẻ em gái. Những người già, những người có chế độ ăn nghèo nàn.

Tổng hợp từ nhiều nguồn.

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]