You are currently viewing Nằm ghép

Nằm ghép

[seasidetms_row][seasidetms_column data_width=”1/1″][seasidetms_text]

Đã có 13 bệnh viện cam kết không có bệnh nhân nằm ghép, sắp tới còn 25 bệnh viện nữa sẽ cam kết. Trong số những bệnh viện cam kết có cả những bệnh viện đã từng nổi tiếng là quá tải. Cam kết có hiệu lực gần như ngay lập tức. Như vậy, viễn cảnh bệnh viện không còn quá tải đã bắt đầu trở thành hiện thực.

 

[seasidetms_image shortcode_id=”z1ubo4izn8″ align=”center” animation_delay=”0″]6916|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2015/07/benh-nhan-duoc-mo-xe-benh-vien.jpg|full[/seasidetms_image]

 

Ngành y đã làm được những gì mà đạt được mong muốn nhanh quá vậy? Chúng ta đã thật sự làm mọi cách để rút ngắn ngày nằm viện chưa? Chúng ta đã có kế hoạch cụ thể cho việc chẩn đoán trước nhập viện và chăm sóc hậu bệnh viện chưa? Chúng ta đã thật sự có đủ qui trình đánh giá chuyên môn để quyết định nhập viện và xuất viện đúng thời điểm, không nguy hiểm cho bệnh nhân chưa?

Đồng ý là giải quyết việc nằm ghép là khâu đột phá của việc chống quá tải. Nhưng, giống như trong một trận công đồn, việc tạo cửa mở luôn phải trả giá bằng thương vong. Chúng ta đã có đủ kế hoạch tiềm lực và sự chuẩn bị để giảm thương vong cho khâu đột phá này chưa?

Còn nhớ hồi bệnh viện Chợ rẫy giải quyết tồn đọng bệnh nhân. Khoa Ngoại Thần kinh là điểm mấu chốt với lượng bệnh kinh khủng. Việc tồn đọng bệnh nhân dẫn đến việc nhiều người bệnh trở nặng, thậm chí tử vong trong khi chờ mổ. Và khâu phẫu thuật được xác định là khâu mấu chốt để giải quyết tồn đọng.

Phòng mổ được tăng cường, từ vài chục người lên đến gần 200 nhân viên vào thời điểm cao nhất. Các phòng mổ được sắp xếp lại, từ 13 bàn mổ tăng lên thành 18 bàn với một vài phòng vốn không phải phòng mổ được chuyển công năng, và xếp 2 bàn mổ trong một phòng. Thay vì lên lịch mổ hàng tuần thì nay lên lịch mổ hàng ngày. Nhiều mệnh lệnh được ban bố, nào là sau 3 ngày nhập viện là phải có chẩn đoán, nào là nếu hoãn bệnh nhân mổ khi đã lên chương trình thì phải báo cáo trực tiếp với giám đốc…

Guồng máy chạy hết tốc lực. Các bác sĩ bỏ cả phòng mạch, bắt đầu mổ phiên từ 18 giờ. Thậm chí ngày hôm trước trực thức trắng đêm để mổ cấp cứu, ngày hôm sau mổ tới 9 giờ tối mới về nhà. Mổ xong, ngay ngày hôm sau, bệnh nhân được chuyển tới các vệ tinh. Có rất nhiều vệ tinh khi ấy. Toàn là bệnh viện nhà nước, mà toàn là những nơi không có bệnh nhân, cái thì ở quận 8, cái thì ở quận 5, cái lại ở quận 11. Những bệnh viện vắng vẻ đó bỗng trở nên nhộn nhịp, các bác sĩ thường ngồi ngáp hay suốt ngày bàn chuyện vũ trụ bắt đầu có việc làm, thậm chí phải tuyển thêm nhiều bác sĩ, gởi đến bệnh viện Chợ rẫy học, để về chăm sóc cho bệnh nhân. Mọi người vui vẻ.

Nhưng rồi, sức người có hạn. Đồng lương của bệnh viện không thể nuôi sống được bác sĩ, cho dù các bác sĩ có mổ 24/7 thì đó vẫn là chân lí. Thu nhập chủ yếu của các bác sĩ là từ phòng mạch. Mà bỏ phòng mạch hoài thì thu nhập xuống, càng làm nhiều thu nhập càng kém, ai mà cố gắng cho được. Mổ dịch vụ là giải pháp cứu vãn tình thế. Nhưng rồi, cùng là phục vụ, một bên tạo ra thu nhập, bên kia không mang lại thu nhập, chắc chắn là sẽ phải có sự so sánh. Đâu có ai là thánh mãi được.

Việc mổ dồn dập, không có thời gian cho phòng mổ nghỉ, việc tẩy trùng, việc chuyển bệnh nhân đi một cách vội vã làm cho khả năng biến chứng tăng lên, phẫu thuật viên không theo dõi được bệnh nhân. Cái bệnh viện được thiết kế chỉ để mổ 50 ca một ngày, mà mổ 300 ca một ngày thì chắc chắn không có chuyện này sẽ có chuyện khác. Một bác sĩ mổ 5 ca một tuần là nhiều mà mổ tới 20 ca 1 tuần thì làm sao không có biến chứng, làm sao theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm? Sai sót, bất công trong phân bố thu nhập dẫn đến xào xáo nội bộ. Sếp ngã ngựa, toàn bộ hệ thống vệ tinh sụp đổ. Con cá vàng quẫy đuôi, bà vợ ông lão đánh cá lại ngồi trên cái máng lợn.

Để giải bài toán quá tải, phải giải quyết vấn đề từ gốc, phải có triết lí phục vụ thích hợp, từng bước chuyển đổi hệ thống, tách biệt giữa phục vụ và cung cấp dịch vụ y tế, xây dựng một hệ thống, bao gồm nhân lực, vật lực, khả năng quản lí, đủ sức đáp ứng với nhu cầu…

Dục tốc bất đạt. Sẽ có rất nhiều hệ lụy từ những cam kết “nóng” này, và những hệ lụy ấy sẽ bắt chính những người bệnh mà ngành y đang mong muốn cho họ hưởng lợi, phải gánh chịu.

Theo: TS. BS Võ Xuân Sơn

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]