You are currently viewing HUYẾT ÁP THẤP

HUYẾT ÁP THẤP

[seasidetms_row][seasidetms_column data_width=”1/1″][seasidetms_text]

Huyết áp thấp (HAT) là một bệnh lý không kém phần phổ biến và nguy hiểm trong đời sống .Tuy nhiên, nhiều người còn khá thờ ơ vì không biết rằng huyết áp thấp có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Chính vì vậy, với những hiểu biết cơ bản về bệnh huyết áp thấp sẽ giúp chúng ta có một cách nhìn khoa học và chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ cho chính mình.Vậy Huyết áp thấp là bệnh gì, nguyên nhân từ đâu và dấu hiệu như thế nào?

[seasidetms_image shortcode_id=”ixkakatfp3″ align=”center” animation_delay=”0″]8524|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2018/12/ha-1552623007486-1.jpg|full[/seasidetms_image]

 

1. Huyết áp thấp là bệnh gì?
Huyết áp là lực tác động của máu trên thành động mạch (mạch máu) khi tim bơm máu đi khắp cơ thể và là một trong những dấu hiệu chính cho biết cơ thể còn sống hay đã chết.

Khi áp lực bơm máu và thể tích máu bị suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp thấp.

Chỉ số huyết áp của bạn bao gồm 2 chỉ số:
• Huyết áp tâm thu: là giá trị cao hơn, đo áp suất trong động mạch khi tim đập tống máu đi (khi cơ tim hoạt động).
• Huyết áp tâm trương: là giá trị thấp hơn, đo áp lực máu trong động mạch giữa các nhịp tim (giữa hai lần đập của tim).

Huyết áp thấp là tình trạng khi huyết áp tâm thu thấp hơn 100mmHg.

Cần phân biệt huyết áp thấp đột ngột, hoặc mới xảy ra (còn gọi là sốc, tụt huyết áp) là một tình trạng cấp cứu không nằm trong phạm vi bài viết này.

Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến tình trạng huyết áp thấp mạn tính, xảy ra trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
Hiện nay, huyết áp thấp là một tình trạng khá phổ biến và tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 5 – 7% dân số trưởng thành. Nữ giới mắc bệnh huyết áp thấp nhiều hơn nam giới khoảng 30 lần.

2. Có 2 loại huyết áp thấp:

– Huyết áp thấp tiên phát: Là những trường hợp có thể trạng đặc biệt từ nhỏ đến lớn huyết áp vẫn thấp mà không hề có triệu chứng hoặc biến chứng ở bộ phận nào trong cơ thể, chỉ khi gắng sức thì thấy chóng mặt.

[seasidetms_image shortcode_id=”xezp5o0mjl” align=”center” animation_delay=”0″]8525|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2018/12/photo-1-15537634842061422536181.jpg|full[/seasidetms_image]

 

– Huyết áp thấp thứ phát: Là huyết áp bình thường nhưng sau đó huyết áp bị tụt dần xuống tới mức được coi là huyết áp thấp. Thường gặp ở những người suy nhược kéo dài, mắc các bệnh thiểu năng tuần hoàn não, lao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc kéo dài, thiếu máu kéo dài, bệnh nội tiết suy tuyến thượng thận, suy tuyến giáp mạn tính.

3. Nguyên nhân 
Về nguyên nhân có thể có rất nhiều:

– Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp: Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormone của tuyến giáp sẽ dẫn tới nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc.

– Do suy giảm glucose: Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.

– Do thiếu máu – Hàm lượng hemoglobin thấp: Với người khoẻ mạnh, ở nam giới, hàm lượng này ở mức 13,5 – 17,5 g/dl, còn ở nữ giới là 11,5-15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp (tức là dưới mức 9g/dl) sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng, hoa mắt, chóng mặt.

– Nhịp tim chậm: Nếu nhịp tim dưới 60 nhịp/phút sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một lý do dẫn tới bệnh HAT.

– Còn có các yếu tố như cuộc sống căng thẳng, môi trường ô nhiễm, lạm dụng độc chất, cơ thể gặp lạnh, mưa… Thường gặp ở những người quá lao lực, thể trạng yếu, suy dinh dưỡng, phụ nữ. Đặc biệt, dễ xảy ra ở người bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường.

[seasidetms_image shortcode_id=”9k3j20ou59″ align=”center” animation_delay=”0″]8526|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2018/12/bi-stress-trong-cong-viec.jpg|full[/seasidetms_image]

 

– Không đủ thể tích máu trong lòng mạch. Điều này có thể xảy ra nếu cơ thể bị mất máu hoặc mất nước, nghĩa là cơ thể không có đủ lượng dịch cần thiết: Không uống đủ nước, bị tiêu chảy nặng hoặc nôn ói nhiều , đổ mồ hôi nhiều .

– Mang thai, tiểu đường , Parkinson, phì đại hoặc giãn nở các mạch máu, bệnh gan, mất máu do xuất huyết mạn tính, nhiệt độ cơ thể thấp hoặc cao

– Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc huyết áp thấp hơn những người trẻ.

– Phản ứng với thuốc hoặc rượu. Phản ứng dị ứng trầm trọng hay còn gọi là quá mẫn.

– Stress và di truyền cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp

4. Những dấu hiệu và triệu chứng huyết áp thấp là gì?
Các triệu chứng huyết áp thấp xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não giảm. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

[seasidetms_image shortcode_id=”0puf1e1zl” align=”center” animation_delay=”0″]8527|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2018/12/20190705_151826_784569_nguoi-bi-huyet-ap-t.max-1800×1800.jpg|full[/seasidetms_image]

 

• Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt
• Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng
• Ngất (xỉu)
• Thiếu tập trung
• Mờ mắt
• Buồn nôn
• Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt
• Nhịp thở nhanh, nông
• Mệt mỏi
• Trầm cảm
• Cảm giác khát
• Tim nhanh (nhịp tim nhanh, mạnh hoặc không đều)
• Nóng
• Toát mồ hôi (đổ mồ hôi nhiều)

Mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết sau để biết được những yếu tố, nguy cơ cũng như hướng điều trị cho người bị huyết áp thấp nhé!

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]