You are currently viewing Các biện pháp phòng chống say nắng, say nóng

Các biện pháp phòng chống say nắng, say nóng

[seasidetms_row data_shortcode_id=”j5of072ft” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”74r8u7ipkv” data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”][seasidetms_text shortcode_id=”cavl3k754h” animation_delay=”0″]

Bị say nắng, say nóng không chỉ khiến chúng ta mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu… mà còn có khả năng dẫn đến đột quỵ, nếu không được xử trí kịp thời có thể để lại những di chứng thần kinh không hồi phục, thậm chí tử vong. Vậy biện pháp phòng chống say nắng, say nóng là gì?

1. Một số yếu tố khác liên quan tới nguy cơ đột quỵ nhiệt bao gồm:

Bất cứ ai cũng có thể có say nắng, nhưng một số yếu tố có thể đặt vào nguy cơ lớn hơn

  • Tuổi tác: Khả năng đối phó với nhiệt độ phụ thuộc vào sức sống của hệ thống thần kinh trung ương. Rất trẻ, hệ thống thần kinh trung ương không phát triển đầy đủ và ở người lớn trên 65, hệ thống thần kinh trung ương bắt đầu xấu đi, làm cho cơ thể ít có khả năng đối phó với thay đổi nhiệt độ cơ thể. Cả hai nhóm tuổi thường gặp khó khăn cũng như làm tăng nguy cơ.
  • Tình trạng sức khỏe: Người bệnh tim, phổi, thận, béo phì hoặc thiếu cân, huyết áp cao, tiểu đường, tâm thần, nghiện rượu đều có nguy cơ cao bị say nắng hơn.

[seasidetms_image shortcode_id=”tmnor4ujt7″ align=”center” animation_delay=”0″]8706|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/11/timmach-15393610725581069581056.jpg|full[/seasidetms_image]

 

  • Dùng thuốc: Các loại thuốc kháng histamin, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần,… có thể tăng nguy cơ mắc say nắng cho bạn.
  • Di truyền phản ứng với nhiệt căng thẳng:Để mức độ nào đó, cách cơ thể  phản ứng với nhiệt độ được xác định bởi gen di truyền. Các nhà nghiên cứu tin rằng gen có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định cơ thể sẽ phản ứng trong điều kiện cực kỳ nóng.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo.Bạn hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ và các chuyên gia để được tư vấn và thăm khám cụ thể nhé.

2. Các biện pháp phòng chống say nắng, say nóng

Say nắng say nóng là điều có thể xảy ra với bất cứ ai và chúng ta đều có thể chủ động phòng tránh.

  • Theo dõi màu nước tiểu: Bạn có thể biết được nếu cơ thể đang trong tình trạng mất nước nếu màu sắc bị sẫm màu. Vì thế, nên đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết cho hoạt động hàng ngày được hiệu quả và tránh bị say nắng.
  • Thường xuyên hoạt động thể dục thể thao hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể tốt hơn. Đặc biệt, không bị sốc nhiệt hay kiệt sức khi hoạt động dài trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
  • Khi phải ra ngoài khi trời nắng nóng, bạn cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thoát mồ hôi. Dùng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên.Đeo kính râm chống lại tia UV để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe đôi mắt.
  • Nếu có điều kiện thì tốt nhất không nên hoạt động ở ngoài trời khi trời đang nắng đỉnh điểm. Với những người phải làm việc bên ngoài thường xuyên thì nên tránh hoạt động liên tục.

[seasidetms_image shortcode_id=”p3qx539rl9″ align=”center” animation_delay=”0″]8707|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/11/Staying_hydrated.jpg|full[/seasidetms_image]

 

  • Thường xuyên uống nước dù chưa cảm thấy khát. Mỗi ngày nên uống nước đầy đủ 2 lít hoặc nhiều hơn nếu bạn phải thường xuyên làm việc nặng nhọc ngoài trời nắng nóng. Có thể ống nước có pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol, nước trái cây, tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.Tuy nhiên, bạn cần uống nước đúng cách để tránh phản tác dụng. Uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày kèm các loại nước ép hoa quả nguyên chất. Không uống nước quá nhiều một lúc mà nên uống trải đều thời gian trong ngày. Không nên để cơ thể khát mới uống và uống thành từng ngụm nhỏ. Không nên vận động mạnh sau khi uống nước để tránh đau xóc và mất nước nhanh hơn.
  • Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên nghỉ ngơi định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc liên tục ở nơi nắng nóng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 10 – 15 phút.
  • Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt ở các công xưởng, hầm, lò… rất có ý nghĩa trong việc phòng chống bị say nắng, say nóng.
  • Khi vừa đi nắng về, đây là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt cơ thể độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ.
  • Vào mùa nắng nóng, chúng ta cầnăn các loại thức ăn mát, rau củ quả chứa nhiều kali như: rau đay, mồng tơi, rau má, cà chua…
  • Không được để trẻ em hoặc bất kỳ ai trong xe hơi đỗ, tắt máy, trong thời tiết nắng nóng dù chỉ để trong thời gian ngắn, do nhiệt độ trong xe hơi có thể tăng hơn 11 độ C chỉ trong 10 phút.

Tổng hợp từ nhiều nguồn

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]