You are currently viewing Mất ngủ là bệnh gì?

Mất ngủ là bệnh gì?

[seasidetms_row data_width=”boxed” data_padding_left=”3″ data_padding_right=”3″ data_top_style=”default” data_bot_style=”default” data_color=”default” data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_padding_top=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_shortcode_id=”9cojmiyzsl”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_border_style=”default” data_animation_delay=”0″ data_shortcode_id=”u5hhbrwiyu”][seasidetms_text shortcode_id=”c6v7ijri1p” animation_delay=”0″]

Bệnh mất ngủ nếu diễn ra thường xuyên phản ánh tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Mất ngủ nhiều trong ngày khiến cơ thể mệt mỏi, lừ đừ, không đủ năng lượng để hoạt động ban ngày.

[seasidetms_image shortcode_id=”5azcnr2873″ align=”center” animation_delay=”0″]9012|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/12/photo-1-15603132977421244958316-crop-1560313446116565179611-1.jpg|full[/seasidetms_image]

 

1. Mất ngủ là bệnh gì?

Mất ngủ là khi bạn khó đi vào giấc ngủ, dễ bị giật mình tỉnh dậy lúc nửa đêm và khó ngủ lại được. Đây có thể là bệnh mãn tính, làm cho bạn không thể chợp mắt trong chốc lát dù bạn rất “thèm ngủ”. Bệnh nhân mắc phải tình trạng này thường cảm thấy rất mệt mỏi mỗi khi thức dậy vào buổi sáng, do đó ảnh hưởng đến năng suất hoạt động trong cả ngày hôm đấy.

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể bởi giấc ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.

Một người bình thường có thời gian ngủ trung bình khoảng 7 – 8 giờ mỗi đêm, hoặc có thể dao động từ 4 – 11 giờ. Một giấc ngủ có chất lượng là phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: đủ giờ, đủ sâu và quan trọng là cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo khi thức dậy… Một số khảo sát cho thấy thời gian ngủ trung bình của con người giảm dần theo tuổi tác..

[seasidetms_image shortcode_id=”qw9l9c9guy” align=”center” animation_delay=”0″]9014|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/12/djbysxnw0aaiuue-15640782509321462459690-crop-1564078264847824307811.png|full[/seasidetms_image]

 

Có thể chia chứng mất ngủ làm 3 loại chính:

  • Mất ngủ thoáng qua có biểu hiện khó ngủ dưới 1 tuần.
  • Mất ngủ ngắn hạn là tình trạng bị khó ngủ, không muốn ngủ kéo dài khoảng từ 1-4 tuần.
  • Mất ngủ mãn tính là tình trạng lâu ngày không ngủ được và kéo dài trên 1 tháng.

2. Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng đặc trưng của mất ngủ là bạn rất khó đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, các triệu chứng khác bạn dễ gặp phải là:

  • Khó ngủ vào ban đêm: nằm trên giường 30 phút đến 1 tiếng mới có thể ngủ được.
  • Ngủ chập chờn, không yên giấc hay thức dậy vào ban đêm hoặc thức dậy quá sớm: thường trước 5 giờ sáng và không ngủ lại được.
  • Không có cảm giác đã được nghỉ ngơi sau khi ngủ

[seasidetms_image shortcode_id=”y0uhzss4p8″ align=”center” animation_delay=”0″]9016|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/12/PIC1-3.png|full[/seasidetms_image]

 

  • Mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày
  • Khó chịu, trầm cảm hoặc lo âu
  • Gặp các vấn đề về chú ý, tập trung vào các nhiệm vụ hoặc ghi nhớ
  • Khó chịu dạ dày và ruột.
  • Khi ngủ dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, đau đầu hay căng thẳng
  • Nặng hơn là hầu như không thể chợp mắt suốt đêm. Ban ngày thì mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, cáu gắt.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mất ngủ. Trước đây, bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhất là từ 60 tuổi. Tuy nhiên, gần đây, hội chứng mất ngủ dần dần xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi hơn

Bạn bị mất ngủ triền miên mà không có cách khắc phục vì không biết nguyên nhân chính xác tại sao bạn bị bệnh. Bởi vì có vô số nguyên nhân gây nên triệu chứng mất ngủ thường xuyên và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Điều đáng lo ngại là bệnh này rất khó điều trị dứt điểm hoàn toàn nếu không tìm ra được nguyên nhân chính xác.

  • Stress: những vấn đề đáng quan tâm trong cuộc sống của bạn như việc học, việc làm, sức khỏe hoặc việc nhà có thể làm cho tâm trí luôn hoạt động dẫn đến việc mất ngủ.
  • Sử dụng chất kích thích: Chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá càng ngày càng phổ biến trong cuộc sống. Những chất như nicotin, cafein trong các loại đồ uống này khiến bộ não hưng phấn, tỉnh táo và không có cảm giác muốn ngủ. Sau đó, giấc ngủ sẽ bị rối loạn giờ sinh lý và gây ra chứng mất ngủ.
  • Ăn quá nhiều vào buổi tối: Thói quen ăn quá no trước khi ngủ sẽ khiến chúng ta mất ngủ do cơ thể tăng cường làm việc để có thể tiêu hóa lượng thức ăn mà đã nạp vào. Bạn cũng có thể bị ợ chua, trào ngược axit và thức ăn từ dạ dày vào thực quản sau khi ăn, những điều này có thể làm cho bạn không ngủ được.
  • Thuốc: một số loại thuốc có thể gây mất ngủ, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, corticoid hoặc các thuốc tăng huyết áp cũng như các loại thuốc không kê toa khác.
  • “Nghiện” thiết bị công nghệ – nguyên nhân gây mất ngủ hàng đầu ở giới trẻ: Người trẻ có thói quen sử dụng máy tính, điện thoại… trước khi đi ngủ. Sóng điện thoại, máy tính là nguyên nhân gây hại cho hệ thần kinh, nhức mắt, mỏi mắt… dẫn tới mất ngủ, khó ngủ.

[seasidetms_image shortcode_id=”u37c806wg” align=”center” animation_delay=”0″]9017|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/12/su-dung-smartphone-1.png|full[/seasidetms_image]

 

  • Mất cân bằng hưng phấn và ức chế: Những người có một cuộc sống sôi động nên lịch sinh hoạt là không cố định. Thói quen ăn uống, học tập, nghỉ ngơi, ngủ nghỉ không khoa học, không theo giờ sinh học khiến rối loạn hormone.
  • Giới tính: căn bệnh này ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới vì phụ nữ rất nhạy cảm với những thay đổi và dễ bị lo âu và trầm cảm. Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt và mãn kinh có thể đóng một vai trò nhất định trong vấn đề này
  • Tuổi: mất ngủ có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi già sẽ dễ bị chứng mất ngủ hơn, đặc biệt là khi bạn già hơn 60 tuổi vì những thay đổi trong mô hình giấc ngủ và sức khỏe, mất ngủ sẽ tăng theo độ tuổi
  • Chênh lệch múi giờ, thay đổi lịch làm việc:Bạn thường xuyên phải thay đổi giờ giấc làm việc khiến cơ thể không kịp thích ứng gây rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, việc thay đổi vị trí làm việc hay đi du lịch ở nơi có múi giờ quá chênh lệch với nơi mình sống cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ.
  • Bạn không có thói quen đi ngủ đúng giờ: ngủ quá nhiều vào ban ngày, vận động quá mạnh trước giờ đi ngủ, thường xuyên thức khuya làm cho cơn buồn ngủ bị quá giấc không muốn ngủ nữa và dần dần trở thành mất ngủ.
  • Môi trường:Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bệnh khó ngủ mà bạn đang phải đối mặt đó là môi trường nơi bạn sinh sống. Trong đó tiếng ồn là nguyên nhân hàng đầu làm bạn bị mất ngủ. Tiếng động trong khi ngủ cũng làm tăng huyết áp, nhịp tim, co mạch máu ngoại vi và các cử động của cơ thể như trằn trọc, trở mình, co chân duỗi tay, dễ bị trụt rút.

[seasidetms_image shortcode_id=”fs0b0ukybh” align=”center” caption=”Noisy young neighbor” animation_delay=”0″]9021|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/12/istockphoto-660742062-612×612.jpg|full[/seasidetms_image]

  • Phòng ngủ: Một yếu tố khác rất quan trong có liên quan trực tiếp đến giấc ngủ của bạn đó là phòng ngủ. Phòng ngủ có thể quyết định đến 70% giấc ngủ của bạn. Phòng ngủ quá ẩm thấp hoặc nhiệt độ quá cao làm cho cơ thể bạn không thoải mái khi tạo giấc ngủ. Cũng cần chú ý đến hướng đặt gường ngủ trong phòng, thường xuyên vệ sinh giữ cho phòng luôn sạch sẽ, thoáng mát. Không khí trong phòng nếu thiếu lượng oxy cần thiết cũng dẫn đến ngột ngạt và mất ngủ.
  • Thói quen của người ngủ cùng: ngáy, nghiến răng, mộng du.

Tổng hợp từ nhiều nguồn.

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]