[seasidetms_row data_shortcode_id=”tkafa3rflj” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”6okvaee8y” data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”]
[seasidetms_slider shortcode_id=”7c0jbxc2qi” slider_plugin=”layer” slider_layer=”34″]
[/seasidetms_column][/seasidetms_row][seasidetms_row data_shortcode_id=”myk5tg8oqe” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”f5sbi53uma” data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”][seasidetms_text shortcode_id=”oxogtcmux” animation_delay=”0″]
Cơ thể chúng ta cực kỳ thông minh khi có một anh hùng mang tên “Hệ thống miến dịch”. Vậy hệ thống miễn dịch là gì? Hệ thống miễn dịch thường bảo vệ cơ thể chống lại vi trùng như vi khuẩn và virus. Khi nó phát hiện ra những kẻ xâm lược từ bên ngoài, nó sẽ gửi một “đội quân chiến đấu” để tấn công chúng.
1. Bệnh tự miễn là gì?
Thông thường, hệ thống miễn dịch có thể phân biệt sự khác nhau giữa các tế bào lạ và các tế bào trong cơ thể có chức năng bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và bệnh tật . Nhưng khi hệ thống miễn dịch coi một phần cơ thể – như khớp hoặc da – là ngoại lai, nó giải phóng các protein được gọi là tự kháng thể tấn công các tế bào khỏe mạnh. Ta gọi đó là Bệnh tự miễn.
Bệnh tự miễn là từ để chỉ các bệnh sinh ra do xảy ra sự rối loạn tại Hệ miễn dịch trong cơ thể con người. Lúc đó hệ miễn dịch lại xem chính các tế bào của cơ thể là các kháng nguyên lạ nên quay ra tấn công chúng.
2. Bệnh tự miễn có chữa được không?
Đây là một trong những nhóm bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu, đồng thời có thể làm giảm tuổi thọ trung bình tới 15 năm.
Bệnh tự miễn luôn được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm vì hiện nay y học vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh cụ thể, triệu chứng đa dạng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Đặc biệt là chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh hoàn toàn. Vì thế, nếu người bệnh chủ quan trong quá trình điều trị có thể gây những biến chứng nặng, thậm chí gây tử vong.
3. Mức độ phổ biến của bệnh tự miễn
Là một nhóm bệnh khá phổ biến với khoảng 180 loại bệnh khác nhau, với tỉ lệ mắc bệnh chiếm tới 5-8% dân số. Xét theo diện tổn thương, bệnh tự miễn dịch được chia làm 2 nhóm chủ yếu là nhóm các bệnh tự miễn dịch hệ thống như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì hệ thống… và nhóm các bệnh tự miễn dịch đặc hiệu cơ quan như viêm tuyến giáp tự miễn, viêm gan tự miễn…
Bệnh phổ biến ở mọi đối tượng và lứa tuổi, có thể xuất hiện ở bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể như tại các tuyến nội tiết, mô liên kết, đường tiêu hoá, tim, da, thận…
Phụ nữ mắc các bệnh tự miễn với tỷ lệ cao hơn gấp 2 lần so với nam giới: 6,4% nữ giới so với 2,7% nam giới. Bệnh thường bắt đầu trong những năm sinh đẻ của phụ nữ (tuổi từ 14 đến 44).
4. Các bệnh tự miễn thường gặp
Một số bệnh tự miễn chỉ nhắm vào một cơ quan. Các bệnh tự miễn thường gặp như:
- Viêm khớp dạng thấp: Hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể gắn kết với lớp niêm mạc của khớp. Các tế bào của hệ thống miễn dịch sau đó tấn công các khớp, gây viêm, sưng và đau. Nếu không được điều trị, viêm khớp dạng thấp dần dần gây ra các tổn thương khớp vĩnh viễn.
- Lupus ban đỏ hệ thống(lupus): Người bị lupus phát triển các kháng thể tự miễn dịch có thể gắn vào các mô khắp cơ thể. Các khớp, phổi, tế bào máu, dây thần kinh và thận thường bị ảnh hưởng do lupus.
- Bệnh viêm ruột : Hệ thống miễn dịch tấn công niêm mạc ruột, gây ra các đợt tiêu chảy, chảy máu trực tràng, đi tiêu cấp tính, đau bụng, sốt và giảm cân. Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn là hai dạng chính của viêm ruột.
- Đa xơ cứng : Hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào thần kinh, gây ra các triệu chứng có thể gồm đau, mù, yếu, phối hợp kém và co thắt cơ..
- Đái tháo đường tuýp 1: Kháng thể của hệ thống miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Bệnh tiểu đường tuýp 1 ở những người trẻ tuổi cần tiêm insulin để sống sót.
Tổng hợp từ nhiều nguồn.
Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670
[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]