[seasidetms_row data_shortcode_id=”eo935nqzkt” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”c250b7m61″ data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”][seasidetms_slider shortcode_id=”kcha2mmw8j” slider_plugin=”layer” slider_layer=”42″][/seasidetms_column][/seasidetms_row][seasidetms_row][seasidetms_column data_width=”1/1″][seasidetms_text]
Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về Giãn tĩnh mạch chân là gì, nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh. Bài viết này, xin gửi đến mọi người những thông tin về biến chứng cũng như cách điều trị bệnh lý giãn tĩnh mạch chân nhé.
1. Biến chứng khi bị giãn tĩnh mạch chân:
Bệnh giãn tĩnh mạch chân nếu không điều trị kịp thời sẽ gây giãn tĩnh mạch nông, phù chân, loét chân khó lành, làm mất thẩm mỹ, gây đau nhức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm tăng chi phí điều trị.
Tình trạng ứ đọng này nếu kéo dài qua nhiều tháng, nhiều năm sẽ ngày càng nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khó trị như: loét chân, tắc mạch, viêm mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
Tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch gây ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới. Bệnh nhân sẽ bị viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.
Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
2. Điều trị giãn tĩnh mạch
– Thay đổi thói quen sinh hoạt và công việc hàng ngày.
– Tránh đứng lâu, ngồi nhiều, nhất là nhân viên văn phòng, không nên ngồi làm việc một chỗ liên tục trong suốt buổi làm việc, tranh thủ giải lao vài phút trong khoảng thời gian làm việc từ 30-60 phút.
– Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp các bài tập vận động chân để máu lưu thông tốt. Ăn nhiều rau quả, chất xơ, vitamin. Nên tập thể dục để giảm cân như: đi bộ với tốc độ nhanh, bơi lội, đi xe đạp, tập dưỡng sinh.
– Không nên mặc quần quá chật hoặc đi giày dép cao gót quá nhiều để ngăn ngừa giãn tĩnh mạch chân ở phụ nữ.
– Tùy trường hợp mà sử dụng các thuốc: Giảm đau, kháng viêm, kháng sinh, chống đau, làm tan cục máu, làm bền thành mạch (aescin, flavonoid)…
– Mang vớ áp lực: Đeo liên tục ban ngày giúp khép các van tĩnh mạch bị hở làm hạn chế máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề.
– Chích xơ: Áp dụng cho các dãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới và khu trú.
– Phẫu thuật: Lấy bỏ các búi tĩnh mạch dãn, lột tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch qua da…
– Can thiệp nội mạch bằng sóng cao tần hay laser: Là kỹ thuật mới điều trị dãn tĩnh mạch, ít đau, mau hồi phục và đảm bảo thẩm mỹ, thay cho phẫu thuật lột tĩnh mạch kinh điển trước đây.
– Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, có thể điều trị làm giảm triệu chứng bằng các thuốc tăng trương lực tĩnh mạch, phối hợp với mang vớ tĩnh mạch.
– Nếu bệnh ở giai đoạn nặng gây đau nhiều và nổi nhiều búi mạch, có thể phải cần đến phương pháp phẫu thuật lấy bỏ bớt một vài tĩnh mạch ở chân.
– Ngoài ra, bạn nên có kế hoạch khám và tầm soát định kỳ. Đặc biệt, khi gặp các triệu chứng bất thường, cần đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn, có biện pháp điều trị sớm và hiệu quả.
Suy giãn tĩnh mạch chân mạn tính thường ít nguy hiểm nhưng sẽ gây cho người mắc bệnh cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy ít gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng căn bệnh lại gây ra những khó khăn, ảnh hưởng không hề nhỏ về góc độ thẩm mỹ cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng của suy tĩnh mạch chân, nên đến khám và theo dõi tại các phòng khám chuyên khoa tim – mạch máu để được hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cụ thể.
Tổng hợp từ nhiều nguồn.
Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670
[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]