You are currently viewing TÁO BÓN (BÓN)

TÁO BÓN (BÓN)

[seasidetms_row data_shortcode_id=”kliqmii9p” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”j1xq0tjtk” data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”][seasidetms_text shortcode_id=”osf3icreja” animation_delay=”0″]

Táo bón là bệnh thường xảy ra ở người trưởng thành và trẻ em. Các trường hợp táo bón nhẹ thông thường là hậu quả của chế độ ăn ít rau hoặc chất xơ, uống ít nước và không có thói quen đi tiêu mỗi ngày.

Ở Việt Nam, những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh, số người bị táo bón ngày càng lớn. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc nặng nề, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, thể dục thể thao và phải ngồi lâu trong văn phòng

1. Táo bón (bón) là bệnh gì?

Táo bón, hay còn gọi là bón, là tình trạng đại tiện khó và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Mỗi người có thói quen đại tiện khác nhau, không nhất thiết phải có quy định chung cho thói quen này. Bình thường một người có thể đi đại tiện từ 1-3 lần trong một ngày hoặc trên 3 lần trong một tuần. Táo bón được tính khi quá 3 ngày chưa đi đại tiện hoặc đi dưới 3 lần trong một tuần, có thể có cơn đau quặn bụng, phân rắn, mỗi khi đi ngoài phải rặn mạnh. Tuy nhiên, táo bón cũng được xác định ở những người đi nhiều lần trong ngày, nhưng phân nhỏ hoặc cứng.

[seasidetms_image shortcode_id=”244hv1tk4o” align=”center” animation_delay=”0″]7963|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/08/nguyen-nhan-gay-tao-bon-02-e1519634685525.jpg|full[/seasidetms_image]

Táo bón không phải là một bệnh mà là triệu chứng của các bệnh ở đại trực tràng (ruột già và ruột kết) khác. Táo bón thường tự hết nếu bạn thay đổi lối sống, nhưng táo bón mãn tính sẽ khó điều trị hơn

Táo bón mãn tính gây nhiều bất lợi hơn và cũng là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác (trĩ, tắc ruột, polyp đại trực tràng hoặc nghiêm trọng như ung thư đại trực tràng…)

2. Những ai thường mắc phải táo bón (bón)?

Bón là một bệnh phổ biến có thể xảy ra ở mọi người bất kể tuối tác hay giới tính. Tuy vậy, đối tượng dễ mắc phải chứng táo bón là người già, béo phì, phụ nữ mang thai và những người ngồi nhiều, ít vận động.

Mọi lứa tuổi có thể mắc bệnh táo bón nhưng người cao tuổi chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả.

3. Triệu chứng thường gặp

Do thói quen đi đại tiện của mỗi người khác nhau, bạn chỉ nên so sánh tình trạng khi táo bón với chính tình trạng khi đại tiện bình thường. Những triệu chứng táo bón bao gồm:

  • Triệu chứng chung của táo bón là khi quá 3 ngày chưa đại tiện hoặc đại tiện dưới 3 lần trong một tuần và có thể có từng cơn đau quặn bụng, phân rắn màu đen và hay vón cục (dân gian còn gọi là cứt sắt)
  • Phân có thể dính theo máu tươi do cọ xát vào niêm mạc hậu môn, có khi dính theo những chất nhầy của đại tràng, trực tràng hoặc chảy máu sau khi đi đại tiện

[seasidetms_image shortcode_id=”s4t4r5ln4t” align=”center” animation_delay=”0″]7961|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/08/ba-bau-bi-dau-bung-di-ngoai-co-sao-khong.jpg|full[/seasidetms_image]

  • Có cảm giác như không đi hết lượng phân trong trực tràng. Sau khi đại tiện xong vẫn còn cảm giác muốn đại tiện.
  • Căng thẳng khi đi tiêu (rặn mạnh..)
  • Đầy hơi, đau bụng, cứng bụng, bụng trướng
  • Cáu kỉnh, hay tức giận (do đại tràng hấp thu chất độc từ phân tồn vào máu, gây nhiễm độc thần kinh.)

Dù là một triệu chứng phổ biến nhưng bạn nên gặp bác sĩ nếu táo bón kéo dài hơn hai tuần vì đó có thể là dấu hiệu cho các bệnh khác. Ngoài ra bạn cũng cần đi khám khi trong phân có máu, sụt cân dù không ăn kiêng hoặc táo bón kèm theo đau bụng nghiêm trọng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tổng hợp từ nhiều nguồn.

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]