[seasidetms_row data_width=”boxed” data_padding_left=”3″ data_padding_right=”3″ data_top_style=”default” data_bot_style=”default” data_color=”default” data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_padding_top=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_shortcode_id=”j5ibvizfa8″][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_border_style=”default” data_animation_delay=”0″ data_shortcode_id=”wl11wck7v8″]
[seasidetms_slider shortcode_id=”1yfld0786s” slider_plugin=”layer” slider_layer=”16″]
[/seasidetms_column][/seasidetms_row][seasidetms_row data_width=”boxed” data_padding_left=”3″ data_padding_right=”3″ data_top_style=”default” data_bot_style=”default” data_color=”default” data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_padding_top=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_shortcode_id=”dxclugkyd”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_border_style=”default” data_animation_delay=”0″ data_shortcode_id=”j3oumbkfms”][seasidetms_text shortcode_id=”de7c5tqbr” animation_delay=”0″]
Việc đốt nhang mang ý nghĩa lớn về mặt tâm linh trong những ngày lễ Tết. Tuy nhiên, nó có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết.
Vào những ngày lễ Tết việc đốt nhang mang ý nghĩa lớn về mặt tâm linh đối với người Việt. Nhiều người cũng cho rằng đốt nhang mang lại mùi thơm dễ chịu, nhẹ nhàng, giúp thư giãn hiệu quả. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y khoa, việc đốt nhang cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe.
Nhang được làm từ một hợp chất gồm mùn cưa và chất kết dính. Mùn cưa có thể được lấy từ một loại gỗ bất kỳ nên rất khó bảo đảm chất lượng khói sinh ra khi đốt và không thể kiểm soát việc có độc hay không
Bên cạnh đó, để tạo mùi thơm, người làm nhang có thể sử dụng rất nhiều loại hương liệu như bột quế, trầm hương, tinh dầu hoặc sử dụng hương liệu tổng hợp. Đây chính là nguồn chất độc vô cùng nguy hiểm.
Thông thường, thành phần tạo mùi thơm trong khói nhang là những hợp chất thơm có tên khoa học là benzene. Sau khi đốt nhang hai phút trong phòng kín, khói nhang chứa chất làm thơm benzene có thể làm tổn thương mắt, da, hệ hô hấp, hệ thần kinh trung ương, gan, thận, làm mất sự tự điều hòa cơ thể và trầm cảm.
Đây là lý do khi ở trong khu vực có nhiều khói nhang chúng ta bị ho, chảy nước mắt hoặc choáng váng, nhức đầu và khó thở, nhưng khi ra khỏi nơi đó thì sẽ hết và thoải mái trở lại.
- Gây độc cho tế bào
Khi hương cháy, nó tạo ra rất nhiều chất gây ô nhiễm không khí và các chất hóa học có hại. Nổi bật trong số này là chất dạng hạt, có độc tính cao đối với tế bào. Nó có thể thay đổi các gen di truyền như DNA, cuối cùng dẫn đến đột biến. Những đột biến này phần lớn chịu trách nhiệm cho sự phát triển các loại ung thư.
- Ảnh hưởng đến đường hô hấp
Rất nhiều người bị ho hoặc hắt hơi khi đốt nhang. Điều này là do khói nhang chứa rất nhiều chất kích thích hô hấp, gây khó chịu. Một số loại nhang được chứng minh là độc hại tới phổi hơn khói thuốc lá do các chất dạng hạt cao hơn. Khói hương cũng đi sâu vào trong đường thở vì các hạt trong nó nhỏ hơn khói thuốc lá.
- Gây ung thư phổi
Nhiều chất gây ô nhiễm không khí được tạo ra khi đốt nhang gây ung thư. Những chất ô nhiễm này có xu hướng gây kích ứng trong phổi và ảnh hưởng đến sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc nhiều với chúng trong thời gian dài có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt nếu bạn hút thuốc.
- Tăng triệu chứng hen suyễn
Đốt nhang tạo ra các chất gây ô nhiễm và các chất kích thích, là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh hen suyễn. Càng tiếp xúc với các chất này, các triệu chứng hen suyễn như thở khò khè, ho… càng nặng hơn do viêm tế bào phổi.
- Gây viêm da tiếp xúc
Nếu bạn dị ứng với các chất ô nhiễm và chất kích thích trong không khí, rất có thể việc đốt nhanh sẽ ảnh hưởng đến bạn. Khi nhang cháy, các chất dạng hạt và chất gây dị ứng khác được giải phóng, tương tác với da và hòa tan trong bã nhờn – chất nhờn do da tiết ra để bôi trơn. Điều này sẽ dẫn đến dị ứng da hoặc viêm da tiếp xúc.
Ngoài ra, các chất gây dị ứng được giải phóng cũng làm tăng nồng độ immunoglobulin E (IgE) trong máu – kháng thể do cơ thể tạo ra để tương tác với chất gây dị ứng – cũng là một chỉ số của viêm da tiếp xúc.
- Ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh
Hít khói nhang có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe của em bé. Nghiên cứu cho thấy khả năng trẻ em mắc bệnh bạch cầu cao nếu mẹ của chúng thường xuyên thắp nhang trong khi mang thai. Nguy cơ đột biến gen là một trong những nguyên nhân gây ra điều này.
- Gây ra các vấn đề về thần kinh
Các nghiên cứu cho thấy đốt nhang trong nhà làm tăng đáng kể nồng độ carbon monoxide. Tiếp xúc nhiều với nhang có thể gây ra các vấn đề về thần kinh. Điều này có nghĩa là nó sẽ dẫn đến mất trí nhớ và suy giảm khả năng học tập.
Người tiếp xúc thường xuyên với khói nhang sẽ bị đau đầu, khó tập trung và hay quên. Đây là những biểu hiện về bệnh lý của hệ thần kinh mà người sử dụng nhang thường gặp phải..
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch
Đốt nhang hàng ngày sẽ gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe, cụ thể là hệ tim mạch. Theo các chuyên gia về tim mạch, hít khói nhang lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ suy tim lên đến 12% và các bệnh về mạch vành là 10%. Hít phải các hợp chất trong khói nhang cũng làm tăng nguy cơ viêm mạch máu và ảnh hưởng đến lưu lượng máu, dẫn đến các bệnh lý về tim. Họ cũng có nhiều khả năng bị đột quỵ cao hơn 19%
- Rủi ro khi sử dụng các loại nhang khác nhau
Nhang hương sả: Mặc dù thường được khuyên dùng làm thuốc đuổi muỗi, loại nhang hương sả cũng không nên sử dụng quá mức. Nguyên nhân là chúng có lượng chất dạng hạt cao nhất, góp phần gây rối loạn hô hấp.
Nhang trầm hương: Trầm hương chứa gỗ đàn hương cũng có hại như những loại nhang thông thường. Chúng chứa các chất gây tổn thương tế bào gây đột biến gen.
- Gây nhiễm độc cho cơ thể
Đốt nhang sẽ sinh ra khói có rất nhiều chất độc hại, trong đó có chì, sắt và magiê. Các chất độc này buộc thận phải làm việc nhiều hơn để loại thải, dần dần dẫn tới các bệnh về thận. Khói nhang còn góp phần làm tăng nồng độ các tạp chất trong máu.
11. Kích ứng mắt
Khói nhang vào mắt, khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, thỉnh thoảng còn bị chảy nước mắt. Đó là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm báo động trước tác nhân gây hại.
Khi tiếp xúc khói của nhang hóa chất thời gian ngắn, mắt chúng ta thường bị đỏ và đau rát, tuy nhiên về lâu dài chúng thậm chí có thể hủy hoại cả giác mạc của bạn.
12. Tàn hương có độ vòng cong lại độc hại
Muốn tàn hương khi thắp cong xoắn lại không bị gãy nên người ta ngâm hương vào dung dịch axit photphoric (H3PO4). Khi cháy, chất này sẽ làm tăng nhiệt độ, giúp hương cháy nhanh. Đây là điều kiện để tăm hương được cuốn tròn lại và không bị gãy để cho người sử dụng nhầm lẫn tưởng là lộc. Nén nhang cong, đẹp tùy theo nồng độ hóa chất và thời gian ngân tẩm. Vì thế, những que nhang càng cong đẹp thì mức độ nguy hiểm sức khỏe con người ngày càng gia tăng. Bởi trong quá trình đốt cháy hương sẽ tạo ra khí P2O5. Đây là khí độc, nếu ngửi lâu dài có thể gây ngộ độc đường hô hấp, làm võng mạc mắt mờ dần và thị lực có thể giảm nhanh.
Tổng hợp từ nhiều nguồn.
Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670
[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]