[seasidetms_row][seasidetms_column data_width=”1/1″][seasidetms_text]
Thuốc điều trị khi được dùng đúng bệnh, dùng đúng cách… sẽ phát huy tối đa hiệu quả điều trị. Nhưng nếu dùng sai, thuốc không phát huy được tác dụng, thậm chí còn gây hại.
Như chúng ta đã biết thuốc là con dao 2 lưỡi, ngoài tác dụng chính để trị bệnh nó còn có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn, âm thầm chờ đợi thể hiện tác hại xấu khi ta dùng thuốc không đúng cách. Một khi tác dụng có hại kia có cơ hội nó sẽ tạo ra cho người dùng những phản ứng khó chịu như buồn nôn, chóng mặt, bức rứt khó chịu, ngứa ngáy nổi mề đay, ban, suy hô hấp, viêm da hoại tử hay thậm chí tử vong
[seasidetms_image shortcode_id=”p5w6hl2fbp” align=”center” animation_delay=”0″]9203|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/03/co-nen-dung-thuoc-de-giam-can-khong-bb-baaadZDYwV-1.jpg|full[/seasidetms_image]
Để hạn chế tối đa những tác hại do thuốc, chúng ta cần lưu ý những điểm sau đây:
- Đối với dạng bào chế
Nếu là thuốc viên nén, cần uống thuốc nguyên viên với nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, với thuốc kháng acid dùng trong điều trị viêm loét dạ dày thì lại phải nhai trước khi uống.
Đối với dạng viên nén sủi bọt thì cần hòa tan thuốc hoàn toàn trong nước (pha đúng lượng nước trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ), và uống hết.
Dạng thuốc bao tan ở ruột, thường được bào chế dạng viên nén bao phim (do được bọc một lớp phim mỏng) nên thuốc không bị tan khi đến dạ dày. Lớp phim này sẽ tan rã và thuốc được phóng thích khi đến ruột. Nhờ bao phim, thuốc không bị dịch vị ở dạ dày phân hủy và do đó không gây tổn hại niêm mạc dạ dày. Vì vậy cần phải nuốt nguyên viên thuốc.
Một số dạng bào chế đặc biệt, thường là thuốc trị đau thắt ngực thì có hướng dẫn là ngậm, hoặc đặt dưới lưỡi, cho thuốc tan từ từ.
[seasidetms_image shortcode_id=”jesfmg42ls” align=”center” animation_delay=”0″]9204|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/03/3935_1.jpg|full[/seasidetms_image]
Đối với thuốc viên nén nhưng để dùng ngoài (như thuốc đặt âm đạo), cần nhúng ướt viên thuốc trước khi dùng để tránh trầy xước niêm mạc âm đạo.
Đặc biệt, với dạng thuốc có tác dụng chậm (hay thuốc có tác dụng kéo dài), là dạng thuốc phóng thích hoạt chất liên tục, từ từ, với tốc độ được kiểm soát trong thời gian dài (thường là 12 giờ)… Do dạng thuốc này thường chứa liều cao hơn dạng thuốc thông thường, nên lưu ý khi dùng phải đúng số viên, số lần và thời gian uống thuốc trong ngày theo chỉ định của thầy thuốc, nếu không có thể bị nguy hiểm do quá liều. Dạng thuốc này cần phải nuốt nguyên viên.
2. Cách dùng nước để uống thuốc
Một số bệnh nhân dùng ít nước hoặc thậm chí là không dùng nước để uống thuốc mà nuốt khan viên thuốc. Với cách này, thuốc có thể bị vướng, mắc ở thực quản gây tổn thương thực quản. Mặt khác, do không có đủ nước để làm tan thuốc, một số loại thuốc sẽ kết thành sỏi trong cơ thể.
Khi uống thuốc, tốt nhất là dùng nước lọc để uống. Khi uống thuốc với lượng nước vừa đủ (khoảng 100ml-150ml), là tạo ra một dung dịch thuốc được pha loãng với một thể tích phù hợp trong dạ dày, từ đó tạo nên áp suất giúp cho dạ dày tiêu hóa và đẩy thuốc đi xuống ruột nhanh hơn. Điều đó có nghĩa là thời gian thuốc lưu lại tại dạ dày ngắn và dung dịch thuốc được hấp thu nhanh chóng.
[seasidetms_image shortcode_id=”d8erwkuvsc” align=”center” animation_delay=”0″]9205|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/03/uong-thuoc-shutterstock_klix.jpg|full[/seasidetms_image]
Mặc khác còn giúp thuốc tiếp cận với bề mặt của dạ dày, ruột nhiều hơn, tức làm tăng diện tích tiếp xúc nên thuốc được hấp thu nhanh hơn vào máu, hiệu quả điều trị của thuốc được kịp thời.
Đối với những thuốc có độ tan kém, lượng nước uống kèm không những làm tăng độ tan, mà còn giúp thuốc hấp thu nhanh và triệt để hơn.
3. Các loại nước không nên dùng để uống thuốc
– Nước trái cây: dùng nước nho ép và một số nước trái cây khác để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh, lý do nước trái cây có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.
– Cà phê, nước trà, cô-ca: trong thời gian đang uống thuốc chữa bệnh hen nếu dùng quá nhiều caffein (hợp chất trong cà phê) có thể làm tăng các phản ứng phụ. Ngoài ra caffein có thể có hại cho dạ dày, vì vậy khi dùng các loại thuốc chống viêm nhiễm hay còn gọi là thuốc NSAID như ibuprofen thì không nên dùng chè, coca và cà phê.
– Sữa: protein và canxi có sẵn trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc.
[seasidetms_image shortcode_id=”ywbbmnfpei” align=”center” animation_delay=”0″]9206|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/03/uong-thuoc-bao-lau-thi-uong-sua-duoc.jpg|full[/seasidetms_image]
– Bia, rượu và thức uống có cồn: trong khi đang dùng thuốc, nhất là loại thuốc có hoạt chất là acetaminophen như: padol, panadol… nếu uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan. Ngoài ra, rượu còn hạn chế tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác.
Các loại đồ uống có chứa chất xơ: chất xơ có trong các loại đồ uống sẽ làm liên kết nhiều loại thuốc khác nhau và hậu quả làm giảm hiệu quả chữa bệnh của thuốc.
Bài viết sau xin được phép chia sẽ về việc uống thuốc như thế nào là đúng, mời bạn theo dõi nhé!
Tổng hợp từ nhiều nguồn.
Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670
[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]