You are currently viewing Bệnh dễ phát triển trong mùa mưa

Bệnh dễ phát triển trong mùa mưa

[seasidetms_row data_width=”boxed” data_padding_left=”3″ data_padding_right=”3″ data_top_style=”default” data_bot_style=”default” data_color=”default” data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_padding_top=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_shortcode_id=”symjsgbamk”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_border_style=”default” data_animation_delay=”0″ data_shortcode_id=”gfedistulk”]

[seasidetms_slider shortcode_id=”bssyqy1fuy” slider_plugin=”layer” slider_layer=”44″]

[/seasidetms_column][/seasidetms_row][seasidetms_row data_width=”boxed” data_padding_left=”3″ data_padding_right=”3″ data_top_style=”default” data_bot_style=”default” data_color=”default” data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_padding_top=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_shortcode_id=”n9euxmurxj”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_border_style=”default” data_animation_delay=”0″ data_shortcode_id=”23la2vf5o”][seasidetms_text shortcode_id=”nvvnl50qu5″ animation_delay=”0″]

Mùa mưa với đặc trưng không khí ẩm ướt và mưa nhiều tạo điều kiện cho sự sinh sôi và phát triển của nhiều loại côn trùng cũng như vi khuẩn. Chính vì điều này mà chúng ta dễ mắc phải nhiều loại bệnh do ảnh hưởng môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng, do nước thải từ cống rãnh, các công trình vệ sinh hòa tan trong nước, những xác động vật chết… Đây là nguyên nhân khiến một số dịch bệnh bùng phát.

  1. Các bệnh do muỗi truyền.       

a) Sốt xuất huyết.

Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm, đặc biệt là sự tồn đọng các vũng nước sau mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra.  Đây là một trong những bệnh nguy hiểm xuất hiện vào mùa mưa.

Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn (còn gọi là muỗi Aedes) gây ra. Muỗi mang mầm bệnh từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ, nỗi ban, biểu hiện xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu răng, nôn ra máu, tiêu ra máu, sốc… nếu không được điều trị kịp thời dễ đưa đến tử vong …Đây là bệnh dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng.

Để tránh muỗi đốt gây bệnh sốt xuất huyết, bạn cần chú ý tiêu diệt muỗi, bọ gậy, loăng quăng xung quanh nhà, nhất là ở những vũng nước đọng. Lưu ý đậy kín các lu chứa nước. Nên giữ vệ sinh nhà cửa và quanh nơi ở thật sạch sẽ để không có nước đọng trong nhà và quanh nhà dễ tạo nơi sinh sản cho muỗi. Muỗi vằn thường đốt người vào ban ngày.

Bệnh thường trở nặng từ ngày thứ ba trở đi. Trong trường hợp bệnh trở nặng (mệt, đau bụng, nôn nhiều, nôn ra máu, lừ đừ, tay chân lạnh…), hoặc có triệu chứng bất thường (chảy máu cam, chảy máu răng…) nên đến bệnh viện gần nhất để có hướng điều trị thích hợp và kịp thời.

b) Bệnh Sốt rét:

Bệnh sốt rét do muỗi đòn xóc (muỗi Anopheles) truyền bệnh. Đây là bệnh do loài ký sinh trùng Plasmodium gây ra. Bệnh sốt rét với đặc trưng sốt có cơn kèm lạnh run dữ dội. Sốt rét nặng hay còn gọi là sốt rét ác tính thường gây tử vong với tỷ lệ rất cao nếu không được điều trị kịp thời. Muỗi Anopheles thường đốt người vào ban đêm.

  1. Các loại bệnh đường tiêu hóa:

Ở các vùng miền sau mưa, lũ, lụt, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên một cách đáng kể. Các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter…). Nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp, tiêu chảy nặng, phân lỏng thành nước, giảm cân nhanh chóng, chuột rút cơ bắp nghiêm trọng…

a) Bệnh tả.

Trong các bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn, bệnh tiêu chảy do tả (hay còn gọi là bệnh tả) là bệnh nguy hiểm nhất.  Vi khuẩn Vibrio cholerae là tác nhân gây bệnh tả khi vào cơ thể sẽ đến ruột non sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Người bị bệnh tả tiêu phân lỏng xối xả, ồ ạt; phân tanh và nước trắng đục như nước vo gạo. Bên cạnh đó còn bị nôn mửa dữ dội (gọi là thổ tả). Người bệnh bị mất nước nhanh chóng và tử vong do trụy tim mạch nếu không được bù nước kịp thời. Bệnh tả phát triển và lây lan nhanh chóng chủ yếu ở những khu vực kém vệ sinh, đặc biệt là những nơi nguồn nước bị ô nhiễm. Thời tiết ở Việt Nam nóng ẩm, nắng lắm mưa nhiều nên càng tạo điều kiện cho vi khuẩn dịch tả sinh sôi và phát triển mạnh mẽ.

Nên ăn thực phẩm nấu chín để tránh vi khuẩn tả tăng lên khi vào cơ thể, bạn cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tránh xa nguồn bệnh, thực hiện tốt ăn chín uống sôi giữ gìn vệ sinh thực phẩm và nước dùng trong sinh hoạt (ăn, uống)

Trong trường hợp bệnh trở nặng hoặc có triệu chứng bất thường nên liên hệ cơ sở y tế để có hướng điều trị thích hợp

b) Thương hàn.

Thương hàn là một bệnh gây ra bởi vi khuẩn salmonella và có độ lây nhiễm rất cao. Bệnh thương hàn thường có xu hướng phát triển do ăn phải thức ăn và nước uống bị ô nhiễm. Bạn cần lưu ý rằng ngay cả sau khi được chữa khỏi, một số bệnh nhân có thể vẫn còn vi khuẩn gây bệnh bên trong túi mật.

Người bị bệnh thương hàn thường có triệu chứng sốt kéo dài, đau đầu, đau bụng dữ dội, tiếp theo là táo bón hoặc tiêu chảy…

Cách phòng bệnh thương hàn đặc hiệu và chủ động là tiêm vắc-xin. Cần cải thiện điều kiện vệ sinh như tăng cường nguồn nước sạch, ăn sạch, uống nước đun sôi, không ăn thực phẩm sống hay nghi ngờ nhiễm trùng, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi ngoài…

Trong trường hợp bệnh trở nặng hoặc có triệu chứng bất thường nên liên hệ cơ sở y tế để có hướng điều trị thích hợp

c) Viêm gan E

Viêm gan E là bệnh lây qua thức ăn, nước uống. Trong mùa mưa lũ, rác thải, nước thải tràn về có chứa các vi sinh vật gây bệnh, trong đó có virut viêm gan E, nhiễm vào nguồn nước sinh hoạt. Virut trong nước bám vào thực phẩm, nước uống và biến thành mầm bệnh.

Điều may mắn là virut viêm gan E có sức đề kháng bên ngoài môi trường rất kém, chỉ cần đun sôi khoảng 1-2 phút là tiêu diệt được chúng. Vì vậy nên ăn chín uống sôi, đảm bảo điều kiện vệ sinh ăn uống, chỗ ở là điều rất cần thiết trong việc phòng bệnh viêm gan E.

d) Bệnh viêm gan A

Bệnh do một loại virus lây từ người sang người khi ăn phải các thực phẩm bị nhiễm độc bởi chất thải và nước tiểu của người đã bị viêm gan A. Tình trạng này rất dễ xảy ra trong mùa mưa bão khi virus từ nơi này dễ lây lan sang nơi khác.

Để phòng tránh viêm gan A cần rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến đồ ăn. Các loại hải sản có vỏ như sò, trai được bán khá rẻ trong mùa mưa vì dễ đánh bắt nhưng cần được nấu chín để đảm bảo diệt hết vi khuẩn.

  1. Bệnh cảm cúm và hô hấp

Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh.  Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gặp phải ở mọi lứa tuổi.

Khi bị cảm, cơ thể xuất hiện triệu chứng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho… Các triệu chứng nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi trầm trọng.

Một số trường hợp, cảm lạnh và cúm có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị. Thông thường bệnh diễn biến tự khỏi song có thể gây nhiều biến chứng nặng hay gặp, nguy hiểm nhất là viêm phổi do vi khuẩn và suy đa tạng.

Đây là những bệnh trong chuỗi các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra nhất trên thế giới. Bệnh có thể do một số virus khác nhau gây ra và thường được gọi là nhiễm virus đường hô hấp trên.

Bệnh thường lây lan trong không khí và qua tiếp xúc, ví dụ như hít phải virus bệnh trong không khí, tiếp xúc chung đồ vật với người bị bệnh…

Điều trị: Đối với bệnh cảm lạnh thông thường, việc điều trị cũng khá đơn giản giảm các triệu chứng do bệnh gây ra như sốt, đau đầu, đau mỏi người. Người bệnh cần được nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt, ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước. , Súc miệng bằng nước muối ấm, tránh hút thuốc và uống rượu cũng là một cách để phòng bệnh cảm lạnh.

Trong trường hợp bệnh trở nặng hoặc có triệu chứng bất thường nên liên hệ cơ sở y tế để có hướng điều trị thích hợp

  • Cúm H1N1

Cúm là một bệnh truyền nhiễm nặng, lây lan rất nhanh qua đường hô hấp.

Mặc dù H1N1 không còn là một đại dịch đáng lo ngại nữa nhưng việc phòng tránh và phát hiện bệnh vẫn hết sức cần thiết. Nếu thấy bất kì triệu chứng cúm nào, bạn nên đi khám.

Thông thường, cúm H1N1 cũng có những triệu chứng ban đầu như bệnh cúm thông thường. Chỉ qua xét nghiệm các bác sĩ mới kết luận chính xác bạn có bị cúm H1N1 hay không.

Để phòng tránh cúm H1N1, nên tránh xa những người có triệu chứng cảm lạnh và cúm, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.

Trong trường hợp bệnh trở nặng hoặc có triệu chứng bất thường nên liên hệ cơ sở y tế để có hướng điều trị thích hợp

  1. Đau mắt đỏ

Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virut phát triển, kèm theo đó là thói quen sử dụng nước giếng khơi bị nhiễm bẩn. Đây là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao trong mùa mưa lũ.

Đau mắt đỏ là bệnh phổ biến, thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh dễ lây nên rất dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm.

Bệnh lây khi người lành tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều vi rút.

Trong trường hợp bệnh trở nặng hoặc có triệu chứng bất thường nên liên hệ cơ sở y tế để có hướng điều trị thích hợp

  1. Các bệnh về da liễu

Một trong những bệnh thường gặp vào mùa mưa, nhất là khi đường phố thường xuyên ngập nước, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da: nước ăn chân, viêm nang lông, mụn mủ trên da, viêm ké…

Để phòng tránh các căn bệnh này, người dân cần chú ý chọn lộ trình phù hợp tránh các con đường ngập nước. Khi làm công việc bắt buộc phải tiếp xúc với nước hoặc ra ngoài trời mưa, cần chuẩn bị sẵn áo mưa hoặc các đồ bảo vệ khác.

Nếu chẳng may dính nước mưa, nước ngập,  da cần được vệ sinh sạch sẽ, lau khô hoặc bôi thuốc đúng theo hướng dẫn nếu da bị nhiễm bệnh.

Trong trường hợp da gặp tình trạng trở nặng hoặc có triệu chứng bất thường nên liên hệ cơ sở y tế để có hướng điều trị thích hợp

  1. Bệnh sốt vàng da

Bệnh sốt vàng da chảy máu (xuất huyết) sau mưa, lũ, lụt do vi khuẩn Leptospira gây ra có liên quan trực tiếp đến nước tiểu của các loài chuột mang mầm bệnh Leptospira. Chuột đào thải vi khuẩn này theo nước tiểu ra môi trường bên ngoài trôi vào dòng nước.

Trong và sau mưa, lũ, nếu con người ngâm mình, chân tay với thời gian lâu trong nước thì vi khuẩn Leptospira rất dễ dàng chui qua da và niêm mạc để vào trong cơ thể và gây bệnh. Vì vậy cần vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm

  1. Bệnh xương khớp

Cùng với mưa, lũ, gió lạnh, chuyển mùa, bệnh đau xương khớp, đau cơ cũng là bệnh hay gặp, nhất là ở những người đã có tiền sử bị bệnh. Trong những ngày mưa, thời tiết chuyển lạnh khiến các mạch máu ngoại vi làm giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, khớp gây các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.

Bệnh đau khớp là hậu quả của quá trình viêm khớp, thoái hóa khớp. Người bệnh luôn cảm thấy đau nhức ở các khớp như ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai… Không những đau, các khớp còn bị sưng, khó vận động đặc biệt là sáng sớm.

Lời khuyên tốt nhất cho mọi người để phòng bệnh này trong mùa mưa đó là bạn nên luyện tập thể thao. Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Ngoài ra, bạn cần thiết kế cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý: thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi, uống thật nhiều nước để duy trì độ trơn tru giữa các khớp.

Tổng hợp từ nhiều nguồn.

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]