You are currently viewing Ai sướng
Chinese musicians and dancers perform a lion dance under red lantern decorations during the opening ceremony of the Spring Festival Temple Fair at the Temple of Earth in Beijing February 2, 2011. Chinese New Year, or Spring Festival, is China's biggest holiday, giving migrant workers their only chance of returning to their home provinces with gifts and money for the family. It represents the world's biggest annual mass migration of humans. UPI/Stephen Shaver

Ai sướng

[seasidetms_row][seasidetms_column data_width=”1/1″][seasidetms_text]

Lần đầu tiên được nghỉ trọn vẹn một cái Tết. Háo hức quá. Thế nhưng sự đời đâu phải bao giờ cũng thuận buồm xuôi gió. Vẫn phải miệt mài với công việc chuẩn bị cho các dự án đầu năm mới. Đặc biệt là những cuộc điện thoại của bệnh nhân, đôi khi cả những lời trách móc tại sao lại nghỉ sớm thế, tại sao làm lại trễ thế… mặc dù bệnh của họ không phải là cấp cứu, và cũng chẳng phải chỉ có chỗ của mình mới chữa được căn bệnh đó. Nhưng thôi, đã theo cái nghề này thì phải mang cái nghiệp đó thôi. Với lại khi người bệnh tin tưởng mình thì đó là điều đáng hãnh diện hơn là việc cứ ca cẩm hoài “sao mà tôi khổ thế”.

[seasidetms_image shortcode_id=”gp65jxliqq” align=”center” caption=”Chinese musicians and dancers perform a lion dance under red lantern decorations during the opening ceremony of the Spring Festival Temple Fair at the Temple of Earth in Beijing February 2, 2011. Chinese New Year, or Spring Festival, is China′s biggest holiday, giving migrant workers their only chance of returning to their home provinces with gifts and money for the family. It represents the world′s biggest annual mass migration of humans. UPI/Stephen Shaver” animation_delay=”0″]6356|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2015/07/Vietravel-Tet-A-dong..jpg|full[/seasidetms_image]

Thực ra mà nói đâu chỉ có mỗi ngành y là khổ, là không được nghỉ Tết trọn vẹn. Cảnh sát, đặc biệt là cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, họ phải làm việc vất vả gấp nhiều lần ngày thường. Rồi công nhân vệ sinh, những người suốt cả năm lúc nào cũng phải quần quật, thức khuya dậy sớm, luôn được xếp vào nhóm những người nghèo khổ nhất, vậy mà những ngày Tết lại phải làm việc cho đến tối 30 mới được nghỉ. Người ta bảo bộ đội thời bình sướng. Không biết có sướng không nhưng tôi biết rằng cứ Tết đến là lại cấm trại, tăng cường canh gác. Các chiến sĩ ở Trường Sa lại còn phải tăng cường hơn nữa. Nhân viên của những công ty viễn thông, điện thoại cũng không tránh khỏi việc phải gia tăng cường độ làm việc trong những ngày Tết, họ không phải căng thẳng giữa sự sống và cái chết như các nhân viên y tế nhưng cũng phải mệt nhoài với những sự cố của mạng, của máy. Mặc dù hầu hết các nhà máy đều nghỉ Tết, hoạt động sản xuất gần như không có nhưng ngày Tết đối với nhân viên điện lực, cấp nước cũng vẫn là những ngày mà họ phải trực, họ cũng phải vất vả do nhu cầu điện nước trong sinh hoạt tăng cao trong những ngày này, họ phải trực để cho những người khác vui vẻ hưởng Tết.

Tôi không biết các ngành dịch vụ khác thì sao chứ đối với những ngành kể trên, làm việc và trực trong những ngày Tết thực sự chỉ mang ý nghĩa phục vụ, không hề có chuyện “làm ăn, giữ khách” như một số người vẫn nói. Đối với dịch vụ ăn uống, giữ xe, tổ chức vui chơi, sự kiện… làm việc trong những ngày Tết mang lại thu nhập đáng kể nhưng nếu không có những người ham làm giàu trong dịp Tết đó, cái Tết của chúng ta có được vui vẻ, trọn vẹn hay không?

Mà cũng chẳng phải chỉ có những người nói trên mới phải vất vả vì Tết. Rất nhiều công chức nhà nước cũng phải vất vả với Tết. Công chức cấp nhỏ phải lo tìm kiếm, điều phối chi tiêu để quà cáp biếu sếp. Chỉ thị cấm quà cáp cho sếp trong dịp Tết không làm giảm được việc này, nó chỉ mang đến một nỗi khổ khác là xem ý sếp làm sao và tìm cách biếu thế nào để vừa đẹp lòng xếp, vừa không bị bắt tội. Công chức cấp to hơn thì phải đi chúc Tết đồng bào nghèo, có khi phải diễn trước ống kính truyền hình. Trong hệ thống kinh tế tư nhân, các doanh nhân (hay có thể gọi là các sếp) lại phải đôn đáo ngược xuôi kiếm tiền thưởng Tết, tiền lương tháng Tết…

Nói tóm lại là chẳng có mấy ai được nghỉ Tết, được vui Tết trọn vẹn, người thì phải phục vụ, người thì phải kinh doanh, người thì phải lo cho chỗ làm việc hoặc cái ghế của mình… Duy chỉ có một ngành, nói nghỉ là nghỉ, mọi người không được thắc mắc, cũng chỉ kêu ca với nhau chứ chẳng ai dám lớn tiếng, dù cho việc ngành đó nghỉ đẩy nhiều người vào thế phải vi phạm pháp luật, hoặc chí ít thì không được vui Tết một cách trọn vẹn.

Đi mua đồ, tiếp xúc với một số người bạn là doanh nhân, trên fb… ở đâu người ta cũng nói tới ngân hàng. Ngân hàng nghỉ sớm, hoạt động kinh doanh hết sức khó khăn vì mới đây, nhà nước ra lệnh tất cả các khoản chi trên 20 triệu phải chuyển khoản, thế là các doanh nghiệp phải xoay ra trả tiền mặt để mua hàng về bán, các khoản nợ cuối năm thanh toán cũng phải dùng tiền mặt để thanh toán, mặc dù có những khoản thanh toán lên đến hàng chục tỉ đồng mà chẳng ai muốn dùng tiền mặt để thực hiện cả. Vậy là vi phạm pháp luật. Vài bữa nữa, các ngành ngân hàng, tài chính, thuế vụ sẽ ra sức hành doanh nghiệp là không chấp hành chỉ thị của chính phủ. Rồi những người buốn bán, những người làm dịch vụ sau khi ngân hàng nghỉ sẽ phải ôm khư khư một đống tiền, không dám đi chơi, không dám rời mắt khỏi những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình.

Cùng với những lí luận của Viện kiểm sát và kết quả xử sơ thẩm vụ Huyền Như, một trong 10 đại án được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, việc nghỉ Tết của ngân hàng năm nay khẳng định vị thế bất khả xâm phạm của hệ thống này, cho thấy họ đang đứng trên luật pháp, đạo lí, tập quán kinh doanh… Đã từ nhiều năm nay, ngân hàng chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà không màng đến sự sống còn của doanh nghiệp. Trong số trên 60 ngàn doanh nghiệp ra đi không biết có bao nhiêu phần trăm ra đi vì sự ích kỉ và sự tận diệt của ngân hàng. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, họ không giúp đỡ, chỉ biết hút cạn kiệt máu của doanh nghiệp thông qua lãi suất cho vay cùng phí và những thủ thuật bòn rút tinh vi. Đến khi doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản thì họ đạp thêm cho bằng cách xúm vào xiết nợ. Còn họ, khi quản lí tồi, để nhân viên lừa đảo khách hàng thì họ vô can. Họ mới thực sự là người sướng nhất trong cuộc sống hàng ngày và trong những ngày Tết.

Một điều đáng buồn là sự tận diệt doanh nghiệp của ngân hàng, sự yếu kém của bộ máy lãnh đạo ngân hàng lại được sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước trước đây bằng việc cho định ra hàng loạt phí, rồi xóa trần lãi suất… Ngày nay, khi ra đến công đường lại nhận được sự hỗ trợ một cách phi lý của Viện Kiểm sát, cùng với sự im lặng đáng sợ của Ban Chống tham nhũng của Đảng.

Tết này, ngân hàng là ngành sung sướng nhất, nhưng với cách làm việc như hiện nay, không biết ngành này còn được sung sướng bao nhiêu lâu nữa? Cứ cái đà bao che cho tham nhũng ngày càng công khai và lố bịch ở cấp cao như hiện nay, các ngân hàng sẽ tồn tại được bao lâu? Và khi ngân hàng sụp đổ thì chuyện gì sẽ xảy ra và phản ứng dây chuyền của nó sẽ ra sao? Không biết điều đơn giản đó có được các quan trên quan tâm đến hay không, hay vẫn cứ rung đùi tin rằng ta sẽ vĩnh viễn là bất khả xâm phạm?

Dù rằng niềm tin của người dân đã từng nhiều lần bị mang ra thử thách, dù rằng mảnh đất này đã không còn nhiều chất dinh dưỡng cho niềm tin được tồn tại và phát triển, vẫn mong lắm thay sau khi bước qua tuổi 84, sẽ có một ánh hồng le lói báo hiệu một năm mới với những động thái thiết thực cho thấy quyết tâm thực tế chống tham nhũng, giảm bớt khó khăn cho người dân, giảm bớt tỉ lệ đóng cửa của doanh nghiệp, giảm tỉ lệ thất nghiệp của người lao động, để cho mọi người đều được vui hưởng những cái Tết truyền thống của dân tộc.

Theo TS. BS Võ Xuân Sơn

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]