You are currently viewing VIÊM BÀNG QUANG: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT PHÙ HỢP

VIÊM BÀNG QUANG: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT PHÙ HỢP

[seasidetms_row][seasidetms_column data_width=”1/1″][seasidetms_text]

1. Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm bàng quang?
Khi đã mắc phải những triệu chứng trên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

• Điều trị nhiễm trùng bàng quang do vi khuẩn gây ra: 
Kháng sinh là lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm trùng bàng quang gây ra bởi vi khuẩn. Những loại thuốc được sử dụng và thời gian sử dụng trong bao lâu phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và loại vi khuẩn tìm thấy trong nước tiểu.

+ Nhiễm lần đầu: bạn cần dùng thuốc kháng sinh trong ba ngày đến một tuần dù cho các triệu chứng có được cải thiện đáng kể trong vòng một ngày;

+ Nhiễm trùng tái phát: bạn có thể cần phải sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hơn;

+ Viêm bàng quang mắc phải ở bệnh viện: trường hợp này khá phức tạp vì các vi khuẩn ở bệnh viện đa số kháng thuốc;

+ Đối với các phụ nữ đã mãn kinh có thể cần phải dùng thêm các loại thuốc estrogen dạng kem

• Điều trị viêm bàng quang gây ra bởi lý do khác:
Điều trị viêm bàng quang gây ra bởi các lý do khác phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến viêm bàng quang

+ Uống hoặc đưa trực tiếp thuốc vào bàng quang;

+ Nong bàng quang bằng nước hoặc khí hoặc phẫu thuật;

+ Kích thích dây thần kinh.

+ Viêm bàng quang do hóa chất: tránh dùng các sản phẩm gây nhiễm trùng bàng quang để giảm các triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát;

+ Viêm bàng quang do xạ trị và dùng thuốc: dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng hoặc uống nước nhiều hơn để đào thải các chất gây kích thích bàng quang.

2. Chế độ sinh hoạt phù hợp


– Các lối sống sau đây có thể giúp bạn làm giảm và phòng ngừa bệnh viêm bàng quang, bao gồm:

+ Uống nhiều nước, tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được lượng nước phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn

+ Kiêng rượu bia

+ Đi tiểu khi cảm thấy mắc tiểu, không nên nhịn

+ Lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu nếu bạn là nữ

+ Tránh sử dụng các thuốc thụt rửa âm đạo hoặc các thuốc vệ sinh phụ nữ dạng xịt

+ Nên mặc quần lót rộng rãi làm từ chất liệu cotton đồng thời nên thay quần lót mỗi ngày

+ Dùng băng vệ sinh thay vì tampon khi hành kinh

+ Tránh sử dụng màn ngăn hoặc chất diệt tinh trùng;

+ Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.

+ Người bệnh nên nghỉ ngơi đầy đủ

+ Rửa âm hộ và hậu môn thường xuyên: Hằng ngày, sau khi quan hệ tình dục, ngày hành kinh, sau khi đi vệ sinh hay nước xịt thơm

+ Hạn chế vệ sinh bên trong cơ quan sinh dục của mình. Sử dụng sản phẩm có độ pH phù hợp (5 – 7), không nên dùng các sản phẩm diệt khuẩn.

+ Tránh dùng trực tiếp vòi hoa sen rửa trực tiếp vào âm hộ, bởi sẽ khiến vi khuẩn ẩn náu ở lỗ ngoài niệu đạo và tạo cơ hội xâm nhập vào bên trong rồi lên bàng quang theo dòng nước rửa. Càng không nên dùng bồn tắm.

+ Đối với phụ nữ cần chú ý trong thời kỳ kinh nguyệt, định kỳ thay băng vệ sinh 4 – 6 giờ/lần.

+ Việc tập thể dục đều đặn thường xuyên giúp giảm các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh.

Bệnh viêm bàng quang nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây viêm nhiễm và lan tới bất kỳ nơi nào trong hệ tiết niệu. Vì vậy hãy xây dựng lối sống lành mạnh, trong trường hợp nếu có những dấu hiệu liên quan đến bệnh lý, hãy liên hệ cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể nhé!

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]