You are currently viewing Triệu chứng bệnh tự miễn là gì?

Triệu chứng bệnh tự miễn là gì?

[seasidetms_row data_shortcode_id=”hbrb2wrldl” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”0iherqfy3v” data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”][seasidetms_text shortcode_id=”i0wnj66pti” animation_delay=”0″]

Bệnh tự miễn có thể tác động đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể và gây ra biến chứng nên đó là một trong những lý do khiến bệnh khó chẩn đoán.

Các triệu chứng cần được quan tâm là:

  • Sốt kéo dài hoặc dễ tái phát: Sốt là triệu chứng đặc trưng của rất nhiều bệnh và nguyên nhân thường là do cơ thể bị virus tấn công. Tuy nhiên, nếu cơn sốt kéo dài dù có uống thuốc hạ sốt và tái phát liên tục thì bạn nên nghi ngờ mình bị các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch.

[seasidetms_image shortcode_id=”5guqnkzdwq” align=”center” animation_delay=”0″]7296|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/06/viem-nao-nhat-ban-o-nguoi-lon-02-860×530.jpg|post-thumbnail[/seasidetms_image]

  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi: Triệu chứng mệt mỏi thường xuất hiện khi cơ thể bị mắc bệnh viêm gan tự miễn, bệnh Celiac, bệnh Hashimoto, thiếu máu, bệnh viêm ruột… Vì thế, nếu bạn luôn cảm thấy uể oải, không tập trung, mất tinh thần thì đó chính là những cảnh báo “phản nghịch” của hệ miễn dịch. Bạn nên đi khám sớm để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu đúng là do tăng hoặc giảm miễn dịch thì cần điều trị sớm.
  • Ngứa da, nổi mề đay, phát ban: Đây là những dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với dị ứng. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy yếu, hỏng hóc cũng khiến da bị ngứa ngáy, hay nổi mề đay hoặc phát ban

[seasidetms_image shortcode_id=”a37krccbgb” align=”center” animation_delay=”0″]7297|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/06/timthumb.jpg|full[/seasidetms_image]

  • Tăng hoặc giảm cân bất thường: Nếu bạn không thay đổi chế độ ăn uống hoặc luyện tập nhưng trọng lượng cơ thể lại đột nhiên tăng hoặc giảm một cách bất thường thì nguyên nhân có thể do sự trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn, hệ miễn dịch thay đổi.
  • Sưng các tuyến: Khi hệ miễn dịch tạo các kháng thể tự “hủy hoại” các mô tại các cơ quan có thể gây sưng tại chỗ như các tuyến ở khớp, cổ họng…
  • Dị ứng thực phẩm hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa: Khi tăng hoặc giảm miễn dịch cũng dễ gây nên những thay đổi trong nhu động ruột và quá trình trao đổi chất. Từ đó có thế khiến bạn dễ bị dị ứng với thực phẩm hoặc gây nên tình trạng táo bón, tiêu chảy…

[seasidetms_image shortcode_id=”4xp9pva4sv” align=”center” animation_delay=”0″]7298|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/06/ng__d_ng_thc_phm4.jpg|full[/seasidetms_image]

 

Với các bệnh tự miễn như bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp dạng thấp, các triệu chứng có thể tự khỏi. Các giai đoạn xuất hiện triệu chứng được gọi là giai đoạn bùng phát. Thời gian khi các triệu chứng biến mất được gọi là giai đoạn thuyên giảm.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tổng hợp từ nhiều nguồn.

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]