You are currently viewing Thiếu máu bất sản là bệnh gì?
Treatment in the intensive care unit.

Thiếu máu bất sản là bệnh gì?

[seasidetms_row data_width=”boxed” data_padding_left=”3″ data_padding_right=”3″ data_top_style=”default” data_bot_style=”default” data_color=”default” data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_padding_top=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_shortcode_id=”ac3v1tktso”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_border_style=”default” data_animation_delay=”0″ data_shortcode_id=”ototfbo5vf”][seasidetms_text shortcode_id=”iehw7nhk8g” animation_delay=”0″]

Thiếu máu bất sản là một dạng bệnh hiếm. Bệnh khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, việc trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản nhất về bệnh là vô cùng cần thiết. 

  1. Thiếu máu bất sản là bệnh gì?

Thiếu máu bất sản là hiện tượng thiếu máu do rối loạn chức năng tủy xương xảy ra khi cơ thể ngừng sản xuất đủ tế bào máu mới. Tủy xương là mô liên kết mềm trong xương có nhiệm vụ sản sinh tế bào máu bao gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Khi bị thiếu máu bất sản, tủy không thể tạo thêm tế bào máu, gây thiếu máu.

[seasidetms_image shortcode_id=”syd1df5yrq” align=”center” animation_delay=”0″]7754|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/08/thieu-mau-nao-nen-an-gi-khong-nen-an-gi.jpg|full[/seasidetms_image]

Một bệnh hiếm gặp và nghiêm trọng. Theo thống kê, trong 100,000 người thì có 1 người bị thiếu máu bất sản. Thiếu máu bất sản tủy có thể phát triển ở bất cứ độ tuổi nào. Thiếu máu bất sản tủy có thể xảy ra đột ngột, hoặc nó có thể xảy ra từ từ và trở nên tồi tệ hơn trong một khoảng thời gian dài.

Có 2 dạng: Mắc phải (thường gặp hơn) và bẩm sinh.

– Thiếu máu bất sản  mắc phải khởi phát âm thầm do các tác động ngoại lai (bên ngoài) kích hoạt phản ứng tự miễn. Dạng này thường đáp ứng với các tác nhân ức chế miễn dịch.

– Dạng bẩm sinh hiếm gặp, xảy ra chủ yếu ở trẻ em, đôi khi cũng gặp ở người trung niên. Thiếu máu bất sản bẩm sinh đòi hỏi phương pháp điều trị khác với thiếu máu bất sản mắc phải.

  1. Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng chỉ xuất hiện hàng tuần hoăc hàng tháng sau khi bệnh nhân bị mắc bệnh. Thiếu máu tiến triển dần, da và niêm mạc ngày càng nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, bệnh nhân cực kì mệt mỏi, sức khỏe yếu, đau ngực, chóng mặt và khó thở, không thể vận động. Tùy thuộc vào loại tế bào máu mà bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:

  • Số lượng bạch cầu thấp có thể khiến cho bệnh nhân dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm phổi, viêm xoang và nhiễm trùng da.
  • Số lượng tiểu cầu thấp có thể gây chảy máu từ âm đạo hoặc mũi, chảy máu nội tạng và dễ bị bầm tím.
  • Số lượng hồng cầu thấp khiến bạn mệt mỏi và có sức khỏe kém.

[seasidetms_image shortcode_id=”hu4jew06s” align=”center” animation_delay=”0″]7753|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/08/thieu-mau-nao.jpg|full[/seasidetms_image]

Người bệnh cần đi khám ngay nếu gặp một số triệu chứng đã được đề cập ở trên. Trong một số trường hợp, nếu người bệnh có biểu hiện sốt, đau ngực hoặc chóng mặt không rõ nguyên nhân, cần đến khám bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh.

  1. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị thiếu máu bất sản?

Các yếu tố làm tăng khả năng bị thiếu máu bất sản bao gồm:

  • Điều trị ung thư bằng xạ trị hoặc hóa trị với liều lượng cao
  • Phơi nhiễm hóa chất độc hại
  • Sử dụng một số thuốc như chloramphenicol hoặc hợp chất vàng trong điều trị nhiễm trùng và viêm khớp dạng thấp
  • Các bệnh về máu, bệnh tự miễn và nhiễm trùng nặng
  • Phụ nữ mang thai

    04. Ai có nguy cơ?

  • Những người mắc bệnh ung thư đang phải xạ trị hoặc hóa trị liệu
  • Có tiền sử gia đình về rối loạn máu hoặc suy thoái toàn thân cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Dù hiếm gặp nhưng phụ nữ mang thai cũng có thể mắc thiếu máu bất sản
  • Những người phơi nhiễm với hóa chất độc hại
  • U tuyến ức.
  • Những người mắc bệnh tự miễn, bệnh về máu, nhiễm trùng nặng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]