You are currently viewing Tạo hình đốt sống bằng cement sinh học

Tạo hình đốt sống bằng cement sinh học

[seasidetms_row data_width=”boxed” data_padding_left=”3″ data_padding_right=”3″ data_top_style=”default” data_bot_style=”default” data_color=”default” data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_padding_top=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_shortcode_id=”fvp6120mn7″][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_border_style=”default” data_animation_delay=”0″ data_shortcode_id=”5xxm7e8soq”][seasidetms_text shortcode_id=”g6c962av6q” animation_delay=”0″]

Tạo hình đốt sống gãy (vertebroplasty) là một cuộc mổ không dùng đến dao kéo hay thuốc mê. Chỉ cần gây tê và chích kim vào đốt sống gãy rồi bơm vào đó một ít cement lỏng với áp lực vừa đủ để cement sinh học có thể tràn vào trám kín các đường gãy. Sau khi cement khô đi, các mảnh vỡ được gắn kết lại với nhau thành một khối, không còn hiện tượng xô lệch mỗi khi vận động và người bệnh hết đau. Sau mổ chừng nửa giờ là người bệnh đã có thể xoay trở thoải mái trong tư thế nằm và chỉ vài giờ sau là có thể đi lại bình thường mà hiện tượng đau đớn đã giảm đi rất nhiều hoặc hết hẳn.

Lịch sử hình thành phương pháp bơm cement sinh học vào đốt sống:

  • Năm 1985, các bác sĩ Pháp bơm cement sinh học cho trường hợp u mạch máu thân đốt sống cổ.
  • Sau đó nhiều bác sĩ Pháp thực hiện kĩ thuật này cho các trường hợp u mạch máu hoặc gãy đốt sống.
  • Có nhiều biến chứng xảy ra nên phương pháp này không được áp dụng nhiều.
  • Năm 2001, các bác sĩ Mỹ dựa trên cơ sở của kĩ thuật này phát minh kĩ thuật tạo hình gù, dùng bóng bơm tạo khoang trong đốt sống gãy rồi bơm cement sinh học vào khoang đó.
  • Đồng thời, người ta pha trộn các chất cản quang vào cement nên cement được nhìn thấy rõ ràng trên màn hình khi bơm vào, ngăn ngừa được việc cement dò ra chỗ khác gây biến chứng.
  • Từ đầu thế kỉ 21, loãng xương được chú trọng nhiều và là mục tiêu lớn trong hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các trường hợp gãy cột sống do loãng xương được lưu ý hơn do tỉ lệ tử vong và khả năng gây tàn phế vĩnh viễn rất cao.
  • Kể từ đó tạo hình đốt sống được phát triển rộng rãi.

Khi nào thì cần phải tạo hình đốt sống:

  • Các trường hợp gãy xương đốt sống do loãng xương, gây đau làm cho người bệnh khó xoay trở, di chuyển, ngồi hoặc đứng khó khăn.
  • Các trường hợp gãy đốt sống do chấn thương bao gồm gãy lún, một số trường hợp gãy nhiều mảnh.
  • Các trường hợp u mạch máu thân sống đã gãy hay chưa gãy đốt sống.
  • Không thực hiện kĩ thuật này cho các trường hợp gãy xương đã gây ra chèn ép tuỷ hoặc chèp ép dây thần kinh, gây liệt hoặc mất cảm giác hoặc gây đau thần kinh toạ…

Các bước tiến hành một ca tạo hình đốt sống bằng cement sinh học:

  • Chuẩn bị: Bệnh nhân được thụt tháo để giảm bớt lượng hơi trong bụng, làm cho việc nhận định vị trí dưới màn hình XQuang được dễ dàng hơn. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể phải thụt tháo 2 lần hoặc bằng cả 2 đường uống và bơm hậu môn.
  • Người bệnh được đặt nằm sấp trên bàn mổ. Da được gây tê và qua chỗ đó, một cây kim có đường kính khoảng 1,5mm được chích vào đốt sống gãy.
  • Đối với kĩ thuật tạo hình đốt sống thông thường: cement lỏng được bơm vào đốt sống gãy qua cây kim được chích trước đó. Cement sẽ tràn vào các đường gãy và khi khô lại, cement sẽ kết dính các mảnh xương gãy lại với nhau tạo thành một khối, không còn bị xô lệch mỗi khi cử động.
  • Đối với kĩ thuật tạo hình gù (có bóng): Hai quả bóng được luồn qua kim, đưa vào trong thân đốt sống từ hai bên, bóng được bơm căng phồng bằng thuốc cản quang, khi bóng phồng lên làm đốt sống gãy tăng chiều cao và tạo khoang trong đốt sống gãy. Sau đó bóng được rút ra và cement lỏng được bơm vào, lấp đầy khoang do bóng tạo ra trước đó.
  • Sau khi cement khô (khoảng 15 phút sau khi tiêm), kim được rút ra.
  • Sau khi mổ xong khoảng 4 giờ, người bệnh có thể ngồi hoặc đứng dậy, đi lại nếu không bị liệt từ trước mổ.
  • Người bệnh cần nằm viện 24 giờ sau khi thực hiện phẫu thuật.

Lợi ích của tạo hình đốt sống bằng cement sinh học:

  • Kĩ thuật đơn giản, nhẹ nhàng chỉ cần gây tê mà không phải gây mê.
  • Giảm đau nhanh chóng, hồi phục sau mổ nhanh, thời gian nằm viện và thời gian dưỡng bệnh ngắn.
  • Đối với gãy đốt sống do loãng xương, tạo hình đốt sống bằng cement sinh học là giải pháp duy nhất có thể có hiệu quả giảm đau cho người bệnh.
  • Việc giảm đau giúp cho người bệnh có thể ngồi, đứng, đi lại; Giúp ngăn ngừa khả năng viêm phổi, nhiễm trùng tiểu do nằm lâu, giảm thiểu nguy cơ tử vong… Đặc biệt đối với người lớn tuổi.
  • Lưu ý: Đối với các trường hợp gãy xương do loãng xương, tạo hình đốt sống chỉ là biện pháp giảm đau (điều trị phần ngọn). Không điều trị loãng xương (phần gốc). Người bệnh cần phải điều trị loãng xương tích cực ngăn ngừa gãy các đốt sống khác xảy ra sau đó.

Chi phí mổ (cập nhật ngày 08/07/2015):

  • 1 đốt sống: 36 triệu đồng; 2 đốt sống: 47 triệu đồng; 3 đốt sống: 58 triệu đồng; 4 đốt sống: 71 triệu đồng; 5 đốt sống: 82 triệu đồng.
  • Chi phí trên bao gồm toàn bộ chi phí mổ, thuốc dùng trong thời gian nằm viện, tiền phòng và chăm sóc. Chưa bao gồm các xét nghiệm trước mổ; kể cả xét nghiệm tiền phẫu (khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng) và tiền mua thuốc theo toa được cấp khi xuất viện.
  • Chi phí trên là ước tính. Có thể xê xích chút ít tuỳ thuộc loại phòng nằm, các yêu cầu đặc biệt về dùng thuốc (do có bệnh lí khác kèm theo).
  • Hiện tại chưa được BHYT chi trả.

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]