You are currently viewing Rút ngắn thời gian

Rút ngắn thời gian

[seasidetms_row][seasidetms_column data_width=”1/1″][seasidetms_text]

Một bác sĩ Nhật khoe với tôi, rằng anh ta có thể mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng dưới 1 giờ. Một bác sĩ Mỹ khoe và biểu diễn cho tôi xem, mổ nội soi cắt hạch giao cảm (bệnh ra mồ hôi tay) một bên trong vòng 5 phút, 2 bên trong 15 phút. Nói chung, rất nhiều phẫu thuật viên tự hào rằng mình mổ rất nhanh, chứng tỏ là đã thuộc hàng “thượng thừa”.

Trong khoa tôi hồi đó có một bác sĩ mổ rất lâu. Không riêng gì mổ, bất cứ thủ thuật gì anh cũng làm rất lâu, cứ sau mỗi thao tác anh lại dừng và suy nghĩ, sau khi “ngộ” ra được điều gì đó, anh lại gật gù, chặc lưỡi tự khen rồi làm tiếp. Cứ như vậy, mỗi ca mổ của anh kéo dài rất lâu, đến mức mà cứ nghe đến tên anh, cả phòng mổ lại phải chuẩn bị tư tưởng.

Ngược lại với anh, một bác sĩ trong khoa luôn tìm cách rút ngắn thời gian mổ. Suốt cuộc mổ, anh luôn luôn chú ý đến vấn đề thời gian, luôn quyết đoán. Anh thường xuyên vội vàng và luôn kết thúc cuộc mổ rất nhanh chóng. Tuy vậy, kết quả của anh và của người bác sĩ mổ chậm kia chẳng khác gì nhau cả.

[seasidetms_image shortcode_id=”5bdnpvjp87″ align=”center” animation_delay=”0″]6344|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2015/07/Bay-sai-lam-khi-quan-ly-thoi-gian.jpg|full[/seasidetms_image]

Đa số các bác sĩ khác trong khoa đều có thời gian mổ vừa phải, không lâu quá và cũng không nhanh quá. Chẳng mấy người để ý đến thời gian mổ. Những bác sĩ thành thục hơn thường mổ nhanh hơn do ít có động tác thừa, lại thường xuyên ra tay là thành công mà không phải làm lại các thao tác. Những bác sĩ ít kinh nghiệm hơn cũng dần thuần thục từng động tác.

Kết quả mổ của những bác sĩ không chú ý nhiều đến thời gian tốt hơn hẳn so với anh bác sĩ mổ lâu cũng như so với anh bác sĩ mổ nhanh. Cuộc mổ được tiến hành tuần tự, xong công đoạn này mới đến công đoạn tiếp theo, các công đoạn không bị bỏ sót, vùng mổ không bị phơi ra quá lâu, khả năng nhiễm trùng giảm, đương nhiên là tỉ lệ thành công sẽ cao.

Trở lại câu chuyện anh bạn Nhật. Sau khi khoe với tôi về khả năng mổ nhanh của mình, anh hỏi tôi có thể mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng trong thời gian bao lâu, tôi trả lời từ 25 phút đến 3 giờ. Trên thực tế, có những ca rất dễ, có thể kết thúc trong thời gian rất nhanh, nhưng ngược lại, có những ca khó khăn, dính nhiều, thời gian mổ phải kéo dài, vì nếu vội vàng sẽ có thể xảy ra tai họa. Theo tôi, kết quả mổ là quan trọng nhất, yếu tố thời gian chỉ là yếu tố phụ mà thôi.

Con người là một bộ máy tinh vi nhất mà đấng tạo hóa có thể tạo ra trên cõi đời này, không ai giống ai cả. Tất cả những ngành khoa học tác động lên con người đều phải cân nhắc đến yếu tố này. Tất cả những công việc do con người thực hiện cũng phải tính đến yếu tố này. Ngành y là một ngành khoa học tác động trực tiếp lên con người, do con người thực hiện. Như vậy, yếu tố không hằng định trong ngành y có tới 2 tầng tác động.

Những ngày gần đây, chúng ta luôn nghe nói đến những qui trình rút ngắn thời gian khám bệnh, từ 10 bước rút xuống còn 6 bước, thời gian đến bệnh viện khám bệnh của người bệnh từ 4 giờ rút xuống còn 2 giờ 30 phút… Tiêu chí thời gian như là một tiêu chuẩn cải cách hành chính mà các bệnh viện phải cố gắng thực hiện.

Không biết trong các qui trình cải tiến đó, người bệnh được bác sĩ thăm khám bao nhiêu lâu? Bác sĩ có bao nhiêu thời gian để nghiên cứu các triệu chứng, đọc một hình ảnh? Đối với những căn bệnh khó, có phải nhất thiết làm theo qui trình đó không? Bác sĩ có được bao nhiêu thời gian để tra cứu khi ra toa cho những căn bệnh khó, khi cho những loại thuốc chuyên dùng ít phổ biến?

Thiết nghĩ, xây dựng qui trình là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, qui trình nên chú trọng rút ngắn các thủ tục rườm rà, chồng chéo, qui trình nên tạo ra một dòng luân chuyển phù hợp, giảm thời gian di chuyển, giảm thời gian chờ đợi. Nhưng qui trình phải đảm bảo cho người thầy thuốc có đủ thời gian khám bệnh, cho người bệnh được thầy thuốc quan tâm ở mức cao nhất.

Nếu bắt buộc phải tính đến yếu tố thời gian, thì phải phân loại cụ thể đối với từng nhóm bệnh. Đặc biệt, phải có qui trình riêng cho những trường hợp khó chẩn đoán, dấu hiệu không rõ ràng, tránh trường hợp chạy theo thời gian, khám bệnh hời hợt, dẫn đến chẩn đoán sai và điều trị không phù hợp, gây thiệt hại cho người bệnh, làm mất uy tín ngành y.

Theo : TS. BS Võ Xuân Sơn

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]