You are currently viewing QUYỀN LỰA CHỌN CỦA BỆNH NHÂN

QUYỀN LỰA CHỌN CỦA BỆNH NHÂN

[seasidetms_row data_width=”boxed” data_padding_left=”3″ data_padding_right=”3″ data_top_style=”default” data_bot_style=”default” data_color=”default” data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_padding_top=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_shortcode_id=”4fhhft5mor”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_border_style=”default” data_animation_delay=”0″ data_shortcode_id=”q4ewqe1nqe”][seasidetms_text shortcode_id=”2832od7ote” animation_delay=”0″]

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, kèm mất vững khá rõ, được quyết định mổ. Trước khi mổ, bác sĩ đưa ra hai hướng cho bệnh nhân lựa chọn. Hướng thứ nhất là mổ lấy khối thoát vị đĩa đệm. Hướng thứ hai là giải ép, ghép xương và cố định nẹp vít (đặt dụng cụ).

Mặc dù bác sĩ cố gắng thuyết phục bệnh nhân chọn lựa phương pháp giải ép, ghép xương và cố định nẹp vít, nhưng bệnh nhân lại chọn mổ lấy khối thoát vị ra thôi. Tất nhiên, đó là cuộc mổ nhẹ nhàng. Nếu thực hiện bằng nội soi, còn nhẹ nhàng hơn do chỉ cần gây tê mà không phải gây mê.

Theo tất cả các quan điểm về chăm sóc khách hàng và y học hiện đại, trong thời buổi y khoa là dịch vụ, thì việc đưa ra các phương án cho bệnh nhân lựa chọn là xu hướng hiện đại hiện nay. Cũng đúng thôi, bệnh nhân có quyền quyết định vấn đề của họ. Nếu có biến chứng thì họ là người chịu.

Thế nhưng, đây chính là nhược điểm của tư tưởng y khoa dịch vụ. Sự hiểu biết, kinh nghiệm hoàn toàn không đồng đều giữa bác sĩ và bệnh nhân. Có những bệnh nhân nhất quyết lựa chọn kĩ thuật mổ chỉ lấy khối thoát vị, nhưng đến khi tái phát, thì cho dù họ đã được cảnh báo, họ vẫn cho rằng bác sĩ đã làm sai.

Bản thân tôi đã gặp một số trường hợp. Có trường hợp chỉ được vài ngày, có người thì vài tháng, các triệu chứng lại tái phát. Thật đáng buồn, trong số những người như vậy, có một đồng nghiệp. Mặc dù được giải thích rất kĩ về khả năng tái phát triệu chứng khi chọn lựa kĩ thuật nội soi cho nhẹ nhàng, dù có mất vững và nguy cơ tái phát triệu chứng, phải mổ giải ép, ghép xương và cố định nẹp vít, nhưng vẫn kiên quyết chọn.

[seasidetms_image shortcode_id=”cuvbyr2c3g” align=”center” animation_delay=”0″]7697|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/07/67485051_1418240808333041_1382052963261874176_o.jpg|full[/seasidetms_image]

Hình 1: Khi chỉ có thoát vị đĩa đệm đơn thuần, chỉ một phần bao xơ bị rách, nhân nhầy chui ra, chèn ép vào rễ thần kinh. Phần còn lại của đĩa đệm vẫn còn tốt.

Khi tái phát triệu chứng, không biết người đồng nghiệp đó nói gì, có kể cho người giải quyết sau nghe rằng anh ấy đã chọn lựa như vậy dù đã được tôi cảnh báo không, mà cả một nhóm đông các đồng nghiệp luôn bài bác kĩ thuật nội soi với những bệnh nhân mà họ gặp, và lấy ví dụ là ca tôi mổ cho đồng nghiệp đó.

Kể từ đó, tôi giới hạn sự chọn lựa của bệnh nhân lại. Chỉ khi nào thoát vị đĩa đệm kèm theo mất vững rất ít, trên hình ảnh thấy sụn và các cấu trúc khác còn nguyên, bệnh nhân còn trẻ, không béo phì, không hút thuốc lá, trông tướng sport, tôi mới cho bệnh nhân lựa chọn giữa hai loại mổ. Còn lại, nếu nguy cơ tái phát cao, tôi chỉ đưa ra một lựa chọn.

Nói rõ một chút về hai loại này: Trong bệnh lí thoát vị đĩa đệm đơn thuần, thành phần sụn của đĩa đệm còn nguyên vẹn, chắc chắn. Bao xơ cũng chỉ bị rách ít, để nhân nhầy có thể thoát ra, tạo thành khối thoát vị đĩa đệm, chèn vào thần kinh. Khi đó, việc mổ lấy khối thoát vị đĩa đệm mà không can thiệp vào các thành phần khác của đĩa đệm là đủ.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị thoái hóa đĩa đệm, và có mất vững cột sống, thì vấn đề sẽ khác. Khi đó, sụn và bao xơ sẽ bị vỡ ra. Nếu chỉ lấy khối thoát vị, thì một thời gian sau, các mảnh sụn và bao xơ bị vỡ sẽ lại xô lệch, gây ra những khối chèn ép mới.

[seasidetms_image shortcode_id=”9x3aarnvzr” align=”center” animation_delay=”0″]7698|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/07/67705926_1418241074999681_1351109063923990528_o.jpg|full[/seasidetms_image]

Hình 2: Giống như ở hình 1, sụn của đĩa đệm vẫn còn nguyên vẹn khi chỉ có thoát vị đĩa đệm đơn thuần.

Ngay cả khi vào thời điểm mổ, sụn đĩa đệm còn nguyên, nhưng sự mất vững, nếu không được giữ cho ổn định, thì chỉ một thời gian, sụn sẽ vỡ ra và tạo khối chèn ép mới. Khi này, bệnh nhân thì khốn khổ, bác sĩ thì lo lắng. Gặp đồng nghiệp xấu chơi thì câu chuyện lại càng phức tạp.

Mất vững là hiện tượng liên kết giữa hai đốt sống kế cận không còn chắc chắn, ổn định. Sự xê dịch mạnh của hai đốt sống giằng xé các cấu trúc liên kết, trong đó có các thành phần của đĩa đệm, như sụn, bao xơ, dây chằng… làm cho chúng bị hư hại, nứt vỡ, xô lệch, phì đại… gây chèn ép.

Và ở Việt nam, nơi môi trường thì ô nhiễm, ngay cả những thứ chúng ta ăn vào cũng chưa chắc là an toàn, nên khả năng các cấu trúc cột sống của chúng ta bị mất vững rất cao. Chúng ta nên tính đến yếu tố ấy khi quyết định mổ cho người bệnh.

Nhân gặp một ca của đồng nghiệp mà nhớ lại chuyện của mình.

FB: Ts.Bs Võ Xuân Sơn

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]