You are currently viewing Phòng chống bệnh tăng huyết áp ở người trẻ

Phòng chống bệnh tăng huyết áp ở người trẻ

[seasidetms_row data_shortcode_id=”nkcxxr1clf” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”4tyin79d5″ data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”][seasidetms_text shortcode_id=”6uoqbzyhm” animation_delay=”0″]

Theo đánh giá của các chuyên gia tim mạch, bệnh tăng huyết áp ở người trẻ có đến 70% là không có triệu chứng điển hình và thường được phát hiện tình cờ trong những đợt khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh nhân đến khám bệnh vì lý do khác.

Các triệu chứng bệnh thường khó nhận biết. Nhiều người thấy đau đầu, buồn nôn, chóng mặt nên đi khám và phát hiện ra bệnh. Có người phát hiện bệnh thì đã có biến chứng. Theo International Society for Hypertension (Hội Tăng huyết áp Quốc tế), chỉ khoảng 50% số người bị tăng huyết áp nhận thức được tình trạng của mình. Vậy việc tăng huyết áp ở người trẻ có mức độ nguy hiểm như thế nào? Phòng chống bệnh tăng huyết áp ở người trẻ ra sao?

[seasidetms_image shortcode_id=”rosu12l3p8″ align=”center” animation_delay=”0″]8795|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/11/Stress-–-yeu-to-nguy-co-tiem-an-gay-tang-huyet-ap.jpg|full[/seasidetms_image]

 

  1. Mức độ nguy hiểm

Bệnh tăng huyết áp thì nguy hiểm nhưng mức độ nguy hiểm tùy từng trường hợp.

Trường hợp nguy hiểm nhất là tăng huyết áp dẫn đến các biến chứng, làm tổn thương trên cơ quan đích của cơ thể như: tổn thương tim (gây phì đại cơ tim, suy tim, thiếu máu cơ tim…), tổn thương thận (làm tiểu đạm, suy thận), tổn thương não (làm tắc nghẽn mạch máu não, xuất huyết não…).

Đặc biệt, biến chứng thường hay gặp nhất là biến chứng trên tim và não.

[seasidetms_image shortcode_id=”rs6si73xgj” align=”center” animation_delay=”0″]8796|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/11/a22b220d7e516b9c40256ab08ec99498.jpg|full[/seasidetms_image]

 

Trường hợp nguy hiểm nữa đó là tăng huyết áp không có biểu hiện triệu chứng nào, khiến người bệnh không biết mình đang bị bệnh. Sau một thời gian, bệnh nặng dẫn đến những biến chứng như tai biến mạch máu não, suy tim, hoặc có thể tử vong đột ngột.

  1. Phòng chống bệnh tăng huyết áp ở người trẻ

Để phòng chống bệnh tăng huyết áp, người trẻ nên điều chỉnh lối sống lành mạnh như ăn cân bằng các dưỡng chất, bổ sung các thực phẩm có lợi cho tim. Nên ăn thức ăn có chứa nhiều các chất để hoạt động của hệ tim mạch được ổn định như sau:

  • Kali (có nhiều trong chuối, nước dừa, đậu trắng…)
  • Can-xi (có nhiều trong sữa, tôm, cua…)
  • Ma-giê (có nhiều trong thịt).
  • Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt heo, bò, gà…
  • Sử dụng dầu đậu nành để chiên xào nhằm giảm lượng cholesterol trong máu.
  • Không nên ăn quá ngọt, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ.
  • Hạn chế các đồ uống có cồn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật.
  • Nên ăn nhạt. Chỉ nên ăn không quá 2 – 4g muối mỗi ngày. Lượng muối này bao gồm cả lượng muối có trong thức ăn và nước chấm.

[seasidetms_image shortcode_id=”ht1y8t68g9″ align=”center” animation_delay=”0″]8797|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/11/thuc-pham-giau-protein-it-beo-protein-co-trong-thuc-pham-thumb.jpg|full[/seasidetms_image]

 

Ngoài ra, cần có lối sống lành mạnh như:

  • Nên rèn luyện thân thể, thường xuyên tập thể dục đều đặn mỗi ngày, mỗi lần khoảng 30 – 45 phút. Nên dùng các loại hình như dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ và tuyệt đối không được gắng sức khi cảm thấy tim đập nhanh, duy trì cân nặng cơ thể ở mức phù hợp.
  • Hạn chế uống nhiều rượu. Ngưng hút thuốc lá.
  • Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định, tránh trạng thái xúc động, lo âu.
  • Khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín.
  • Ngủ sớm, tránh căng thẳng và dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

[seasidetms_image shortcode_id=”vtrand9axa” align=”center” animation_delay=”0″]8798|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/11/02-bad-habits-insomnia-sleep-too-early.jpg|full[/seasidetms_image]

 

Phương pháp điều trị quan trọng nhất trong việc điều trị cao huyết áp ở người trẻ là cần phải tìm được nguyên nhân gây bệnh, để có thể chữa trị tận gốc, tránh để lại mầm mống bệnh.

Khi điều trị dùng thuốc, người bệnh nên tuân thủ lời dặn của bác sĩ, không nên tự ý ngừng thuốc.

Trong trường hợp chưa tìm được ra nguyên nhân thì việc chữa trị chỉ là dùng thuốc hạ huyết áp nhằm tránh biến chứng, gây tổn hại đến các cơ quan đích nói trên.

Bên cạnh đó bạn cũng cần: Thường xuyên đo và kiểm tra huyết áp. Người trẻ tuổi cũng cần đo huyết áp thường xuyên hằng tuần, cho dù không có triệu chứng bệnh, để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Tổng hợp từ nhiều nguồn.

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

 

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]