You are currently viewing Phòng bệnh giun đũa chó mèo như thế nào?

Phòng bệnh giun đũa chó mèo như thế nào?

[seasidetms_row data_shortcode_id=”5zd910v0p” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”mnlvqll2mj” data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”][seasidetms_slider shortcode_id=”tsvi6drv74″ slider_plugin=”layer” slider_layer=”26″][/seasidetms_column][/seasidetms_row][seasidetms_row data_width=”boxed” data_padding_left=”3″ data_padding_right=”3″ data_top_style=”default” data_bot_style=”default” data_color=”default” data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_padding_top=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_shortcode_id=”dyi5efaih6″][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_border_style=”default” data_animation_delay=”0″ data_shortcode_id=”7abx7ct8km”][seasidetms_text shortcode_id=”n3s0hxxt1″ animation_delay=”0″]

Những năm gần đây tỷ lệ người có phản ứng dương tính với bệnh giun đũa chó không phải là thấp, kể cả ở trẻ em lẫn người lớn. Nhiều người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng cụ thể. Mọi người đều có thể bị nhiễm giun và mắc bệnh giun đũa chó mèo. Nhất là các gia đình nuôi chó mèo và trẻ con nhiễm cao hơn người lớn. Mong rằng những biện pháp phòng bệnh dưới đây, sẽ phần nào giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.

Vậy phòng bệnh giun đũa chó mèo như thế nào?

  • Hàng tuần dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm.
  • Phân chó, mèo phải được chôn lấp hay bỏ vào túi và vứt bỏ vào thùng rác.
  • Không cho trẻ chơi đùa nơi có chó, mèo thải phân.
  • Rửa tay với xà phòng sau khi chơi đùa với chó, mèo, sau khi nghịch đất cát và trước khi ăn uống.
  • Định kỳ tẩy giun cho chó, mèo.
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc các vật chủ nhạy cảm, các chó mèo bị nhiễm và môi trường nghi ngờ có bệnh
  • Giáo dục sức khỏe bởi các nhà thú y, các thầy thuốc, các nhà hoạt động xã hội và những chủ vật nuôi để góp phần vào công tác dự phòng và phòng chống bệnh.
  • Xét nghiệm toxocara định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm một lần cho cả người lớn và trẻ em. Nên làm xét nghiệm Western – Blot để hạn chế dương tính giả
  • Ăn chín, uống sôi.
  • Không ôm, ngủ chung với chó dù nó là thú cưng của bạn.
  • Không cho chó vào khu vực trồng rau, cải của vườn nhà để tránh nhiễm giun sán từ phân chó.
  • Không nuôi chó mèo (nếu được).

Lưu ý:

a) Nếu thường xuyên tiếp xúc với chó mà cơ thể có các triệu chứng như mệt mỏi, đau bụng, ăn không ngon, sụt cân, ngứa hoặc nóng sốt, ho, khò khè,…thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xem có mắc bệnh sán chó hay không. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm.

b) Việc điều trị phải do Bác sĩ quyết định dựa vào từng trường hợp cụ thể, vì những lý do sau đây:

  • Huyết thanh chẩn đoán ELISA sử dụng kháng nguyên ngoại tiết TES (Toxocara excretory-secretory antigen) có thể dương tính chéo với các trường hợp nhiễm giun, sán khác (giun đũa, giun móc, giun lươn, giun chỉ hệ bạch huyết, sán lá gan lớn, sán dây). Do đó để khẳng định thì phải làm Western-Blot là một kỹ thuật có tính đặc hiệu cao hơn.
  • Ngoài ra nhiều nơi sản xuất kit ELISA với những hiệu giá kháng thể hay mật độ quang (OD) khác nhau về ngưỡng dương tính, nên khó so sánh hay theo dõi diễn tiến bệnh.
  • Sự hiện diện của kháng thể chống Toxocara cũng không nói lên tình trạng đang mắc hay đã mắc bệnh vì các kháng thể chống Toxocara có thể tồn tại đến hơn 2,8 năm với kỹ thuật ELISA và đến hơn 5 năm với kỹ thuật Western-Blot.

Tổng hợp từ nhiều nguồn

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]