You are currently viewing HIV lây qua những đường nào?

HIV lây qua những đường nào?

[seasidetms_row data_shortcode_id=”dahqlsc28n” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”hjcrei2p9″ data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”][seasidetms_text shortcode_id=”iys066hi” animation_delay=”0″]

HIV phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Người nhiễm HIV dễ mắc các bệnh cơ hội như: Lao, nấm, tiêu chảy nhiễm trùng, viêm phổi, ung thư… và tử vong vì những bệnh mắc phải đó. Vậy HIV lây qua những đường nào?

[seasidetms_image shortcode_id=”u2ogbgv36d” align=”center” animation_delay=”0″]8949|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/12/2_38859.jpg|full[/seasidetms_image]

 

Vì HIV có nhiều trong máu, tinh dịch, âm đạo của người bị nhiễm nên AIDS lây truyền chủ yếu qua 3 đường chính sau:

  • Lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục với người nhiễm HIV
  • Mẹ bị nhiễm HIV truyền qua cho con lúc có thai và khi sinh nở.
  • HIV/AIDS lây nhiễm thông qua con đường máu

Bản chất của quá trình này là thông qua đường máu, vì vậy không phải trường hợp nào tiếp xúc với bệnh nhân HIV qua 3 con đường trên đều có thể lây bệnh.

1. HIV/AIDS lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục

Nếu quan hệ với bạn tình có HIV, tỉ lệ lây nhiễm sẽ phụ thuộc vào tần suất quan hệ. Thông thường, những trường hợp quan hệ thô bạo làm rách thành âm đạo gây chảy máu hoặc tổn thương niêm mạc của dương vật sẽ có nguy cơ lây bệnh cao hơn.

Trái lại, nếu bạn tình đã bị nhiễm HIV và được điều trị bằng thuốc kháng ARV đều đặn, có tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml thì khả năng lây nhiễm là không có hoặc rất thấp.

Trong quá trình giao hợp thông thường, việc tiếp xúc với những dịch sinh dục của người nam và người nữ là điều không thể tránh khỏi. Nếu như người nam mang HIV thì virus này có thể đi qua lớp niêm mạc âm đạo của người nữ, lúc này người phụ nữ dễ dàng bị lây nhiễm virus HIV.

[seasidetms_image shortcode_id=”ha58efvml9″ align=”center” animation_delay=”0″]8958|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/12/nguyen-nhan-lay-nhiem-hiv-aids-1-1024×683.jpg|full[/seasidetms_image]

 

Còn nếu HIV ở trên người nữ thì có thể truyền sang cho người nam thông qua niêm mạc ở lỗ dương vật hoặc thông qua lớp da bao phủ đầu dương vật ở phía bên ngoài. Lớp da mỏng này mỗi khi quan hệ tình dục thì rất dễ bị xước và vết xước này cũng rất nhỏ và không nhìn thấy rõ, tạo điều kiện để cho virus HIV dễ dàng xâm nhập cơ thể.

Quan hệ tình dục thông qua dương vật và hậu môn là hình thức giao hợp dễ bị lây nhiễm HIV nhất. Bởi nguyên nhân hậu môn và trực tràng (ống bên trong hậu môn) dễ bị xước bởi không có chứa chất dịch nhầy làm trơn như âm đạo nên dễ dàng tạo điều kiện tốt cho HIV di chuyển từ người này tới người khác.

2. HIV/AIDS lây nhiễm thông qua con đường máu

  • Bị truyền máu của người bị nhiễm HIV sang người chưa bị bệnh HIV.
  • Dùng chung các dụng cụ tiêm chích, rạch da với người bị nhiễm HIV đặc biệt người nghiện chích ma túy cùng chung ống chích.

3. HIV/AIDS lây nhiễm từ mẹ truyền sang cho con

Phụ nữ bị nhiễm phải HIV, nếu như sinh con thì sẽ có khả năng khoảng 30% là các bé sẽ bị nhiễm HIV theo mẹ, có nghĩa là cứ có 100 bé sinh ra thì có tới 30 bé bị nhiễm HIV lây truyền từ mẹ sang con.

HIV có thể lây sang cho bé thông qua nhau thai khi bé còn đang nằm bên trong bụng mẹ, thông qua máu và các chất dịch nhầy của mẹ sau khi sinh, đôi khi một số nhỏ sẽ lây qua sữa của mẹ khi mẹ cho bé bú.

Trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV thường có tỉ lệ sống rất thấp, không quá 3 năm, bé sẽ bị bệnh, cơ thể yếu đi dần dần và chết.

Những bé do mẹ bị nhiễm HIV sinh ra thường có xét nghiệm dương tính, có nghĩa là trong cơ thể của các bé có kháng thể kháng HIV nhưng như thế không có nghĩa là bé đã bị nhiễm bệnh.

[seasidetms_image shortcode_id=”qol010tast” align=”center” animation_delay=”0″]8959|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/12/d.jpg|full[/seasidetms_image]

 

Ở bên trong bụng của mẹ và hấp thụ sữa mẹ, các bé sẽ được nhận đầy đủ những chất kháng thể để giúp cho bé chống lại bệnh tật. Có thể bé không bị lây nhiễm HIV, nhưng bên trong cơ thể vẫn còn lưu nhiều kháng thể mà mẹ truyền cho, trong đó có cả kháng thể kháng lại HIV.

Cho nên, xét nghiệm của bé là dương tính mặc dù không bị nhiễm phải virus. Thường nhận biết chính xác nhất chỉ khi bé đã đủ 6 – 12 tháng sau sinh. Khi đó bên trong máu của bé sẽ không còn thấy xuất hiện kháng thể của mẹ, mà chỉ còn lại những kháng thể do cơ thể tự sinh ra. Nếu như xét nghiệm máu lúc này mà dương tính thì mới có thể xác định là bé đã bị nhiễm HIV.

Với những thông tin hữu ích về bệnh HIV là gì, cơ chế lây bệnh của virus HIV ra sao, HIV lây qua đường nào? đã được giải thích rõ bên trên. Người bệnh cần phải thăm khám thường xuyên để khám và điều trị, bởi nếu dừng điều trị thì bệnh sẽ lại càng nặng hơn.

Tổng hợp từ nhiều nguồn

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]