You are currently viewing Hậu quả khi thiếu Vitamin A

Hậu quả khi thiếu Vitamin A

[seasidetms_row data_shortcode_id=”23jmarmn67″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”xitxhtriz” data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”][seasidetms_slider shortcode_id=”kgvueg4rwd” slider_plugin=”layer” slider_layer=”33″][/seasidetms_column][/seasidetms_row][seasidetms_row data_width=”boxed” data_padding_left=”3″ data_padding_right=”3″ data_top_style=”default” data_bot_style=”default” data_color=”default” data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_padding_top=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_shortcode_id=”u12si978q9″][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_border_style=”default” data_animation_delay=”0″ data_shortcode_id=”ihh50im89h”][seasidetms_text shortcode_id=”v0yedek0ga” animation_delay=”0″]

Trong điều kiện nước ta hiện nay thì bổ sung Vitamin A vẫn là giải pháp chính khi mà các giải pháp khác chưa thể bảo đảm giải quyết tình trạng thiếu Vitamin A.

1. Cách dự phòng thiếu Vitamin A

  • Bổ sung Vitamin A: Cho các đối tượng nguy cơ (trẻ em và bà mẹ) uống Vitamin A liều cao định kỳ. Đây là giải pháp cấp thời nhằm giải quyết nhanh tình trạng khô mắt gây nên hậu quả mù ở trẻ.
  • Tăng cường Vitamin A vào thực phẩm: Đưa Vitamin A vào một số thực phẩm thông dụng như đường, sữa, dầu ăn…Đây là giải pháp chuyển tiếp và mang lại hiệu quả cao vì bao phủ được phần lớn các đối tượng trong vùng nguy cơ.
  • Cải thiện bữa ăn: Bảo đảm ăn uống hợp lý, cân đối các chất dinh dưỡng và đủ Vitamin A. Chú trọng o nguồn thực phẩm giàu đạm, mỡ và Vitamin A cho bữa ăn hàng ngày. Đây là giải pháp cơ bản và lâu dài để giải quyết vấn đề thiếu Vitamin A.

2. Hậu quả khi thiếu Vitamin A:

  •   Các vấn đề về da

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo các tế bào da và kháng viêm. Do đó, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể khiến bạn gặp phải những vấn đề về da như viêm da, ngứa da, khô da…

Bên cạnh đó, không nhận đủ vitamin A có thể là nguyên nhân gây ra sự phát triển của bệnh chàm. Một số nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy, alitretinoin trong vitamin A có hiệu quả trong việc điều trị bệnh chàm. Những người mắc bệnh da liễu này sau khi bổ sung thêm vitamin A vào chế độ dinh dưỡng thì đã giảm đến 53% các triệu chứng như viêm, ngứa, bong tróc da.

  •  Xuất hiện mụn trứng cá

Vì vitamin A thúc đẩy sự phát triển của da và chống lại tình trạng viêm, nên nó có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị mụn trứng cá.

Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng, những loại kem có chứa vitamin A có thể làm giảm số lượng tổn thương da do mụn gây ra lên đến 50%.

  • Tình trạng khô mắt

Các vấn đề về mắt là tình trạng chung của những người bị thiếu hụt vitamin A. Khô mắt có thể dẫn đến những triệu chứng như mỏi mắt, nhức mắt, đau rát… ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và khả năng làm việc.

Các vết Bitot có thể ảnh hưởng lớn tới giác mạc, bộ phận hấp thụ ánh sáng và tăng cường khả năng tập trung của mắt. Khi bị khô giác mạc, tuyến nước mắt của người bệnh sẽ không hoạt động để sản xuất nước mắt. Do đó, giác mạc trở nên khô và mờ đục. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh này có thể dẫn tới mù lòa, thậm chí là tử vong ở trẻ nhỏ.

  • Loét giác mạc

Nếu không nhanh chóng bổ sung vitamin A cho cơ thể, tình trạng viêm loét sẽ xuất hiện ở trong giác mạc. Hiện tượng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến các bệnh về mắt mãn tính.

  • Mắc bệnh quáng gà

Dấu hiệu sớm nhất của việc thiếu hụt vitamin A là bị giảm thị lực vào ban đêm, hay còn gọi là quáng gà. Khi ấy, bạn sẽ không nhìn rõ vào lúc chập choạng tối.

  • Vô sinh

Cả nam và nữ khi không có đủ vitamin A đều có thể gặp phải những vấn đề về khả năng sinh sản. Không những thế, khi mang thai mà người mẹ không nhận đủ lượng dưỡng chất này cũng có thể dẫn đến việc sẩy thai hoặc trẻ bị dị tật.

Qua đó, có thể thấy vitamin A là cần thiết cho sức khỏe sinh sản ở cả nam giới và phụ nữ, cũng như sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng, nam giới vô sinh có thể là do nhu cầu về các chất chống oxy hóa không được đáp ứng đủ trong cơ thể. Trong đó, vitamin A là một trong những chất dinh dưỡng hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể.

  • Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng thường xuyên, đặc biệt là ở cổ họng hoặc ngực, có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin A. Ngoài ra, bổ sung vitamin A còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp ở người cao tuổi.

  • Khả năng chữa lành vết thương kém

Các vết thương không lành sau chấn thương hoặc phẫu thuật có thể liên quan đến nồng độ vitamin A trong cơ thể thấp. Điều này là do vitamin A thúc đẩy việc tạo ra collagen, một thành phần quan trọng của việc tái tạo da.

Cả vitamin A dạng uống và bôi tại chỗ đều có thể tăng cường điều trị cho da. Kết quả cũng chỉ ra rằng, những người bị thương sau khi bôi thuốc có chứa vitamin A đã giảm 50% tình trạng và tốc độ lành da nhanh hơn.

  • Bệnh tự miễn

Thiếu hụt vitamin A sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm có khả năng gây tử vong. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, tình trạng này có thể dẫn đến chứng teo tuyến ức, lá lách, hao mòn hạch bạch huyết, làm biến đổi niêm mạc trong mắt, đường hô hấp và tiêu hóa. Một số bệnh tự miễn và truyền nhiễm bắt nguồn từ tình trạng thiếu hụt vitamin A như: Sởi, Tiêu chảy…

  • Bệnh thiếu máu

Trong thời kì mang thai, nhu cầu hấp thụ vitamin A của người mẹ sẽ tăng cao. Không chỉ nuôi bản thân, cơ thể còn cần chất dinh dưỡng này để phát triển đứa bé trong bụng. Nnhững phụ nữ thiếu vitamin A trong thời kì mang thai sẽ gặp phải tình trạng thiếu máu, giảm lượng hồng cầu trong máu và bị quáng gà. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh thiếu máu có thể dẫn tới sinh non, gia tăng nguy cơ vỡ màng ối trong tử cung, ảnh hưởng tới tĩnh mạch và làm người mẹ tử vong.

  • Sức khỏe tóc kém

Tóc cũng là một trọng những bộ phận trên cơ thể có khả năng cảnh báo sức khỏe của bạn. Cùng với các loại khoáng chất như protein, chất béo, vitamin A đóng vai trò quan trọng giúp giữ gìn sức khỏe da dầu. Chất dinh dưỡng này tham gia vào quá trình sản sinh bã nhờn, loại dầu tự nhiên được cơ thể tiết ra từ nang lông giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm da đầu. Ngoài ra, beta-carotene, hợp chất được chuyển hóa từ vitamin A cũng làm nhiệm vụ duy trì sức khỏe tóc và da đầu.

 

Khi gặp phải các tình trạng trên, ngoài việc bổ sung vitamin A, mọi người còn cần làm theo hướng dẫn từ bác sĩ để điều trị lâu dài. Nếu nghi ngờ bản thân đang thiếu vitamin A, hãy đến tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Đừng lạm dụng thuốc vì chúng có thể gây hại cho cơ thể và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm nếu sử dụng quá liều.

Tổng hợp từ nhiều nguồn

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]