You are currently viewing Cách phòng ngừa tác hại của tia UV

Cách phòng ngừa tác hại của tia UV

[seasidetms_row data_shortcode_id=”dq7evhdhz” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”hfwvhrio16″ data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”][seasidetms_text shortcode_id=”eupgxw53gm” animation_delay=”0″]

Để phòng ngừa tác hại của tia UV, bạn cần hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ tia UV. Cách phòng ngừa tia UV như thế nào để có thể bảo vệ làn da và sức khỏe một cách tốt nhất.

[seasidetms_image shortcode_id=”8qx3xfk0d8″ align=”center” animation_delay=”0″]8574|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/10/bao-ve-lan-da-trong-mua-he-1.jpg|full[/seasidetms_image]

 

1. Yếu tố tác động đến cường độ tia UV

Để phòng ngừa tác hại của tia UV, bạn cần hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ tia UV bao gồm:

  • Độ cao của mặt trời: Mặt trời càng đứng bóng, mức độ bức xạ UV càng lớn. Bức xa UV thay đổi theo thời gian trong ngày và trong năm, với mức tối đa vào khoảng giữa trưa trong những tháng mùa hè. Trong ngày, tia UV thường cao nhất vào gần buổi trưa và đầu giờ chiều (từ 10h sáng đến 16h chiều), đặc biệt là vào cuối mùa xuân, mùa hè và đầu mùa thu. Vì vậy, mức độ tia UV thay đổi trong suốt cả ngày, thấp hơn vào buổi sáng, cực đại vào giữa ngày và giảm dần khi mặt trời lặn.
  • Độ cao địa lý:Ở nơi càng cao, tia UV càng mạnh.
  • Thời điểm trong ngày:Tia UV phát năng lượng mạnh nhất trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
  • Mùa trong năm: tia UV mạnh nhất vào mùa hè (từ tháng 5 – 8), yếu hơn vào mùa xuân, thu và yếu nhất vào mùa đông. Nhiều người nghĩ vào mùa mưa, khi trời không có nắng hoặc nhiều mây là không có tia UV nhưng thực tế không phải, lúc nào cũng có chỉ là cường độ khác nhau.

[seasidetms_image shortcode_id=”t0xzqrqe0p” align=”center” animation_delay=”0″]8575|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/10/20160112104257-bonmua.jpg|full[/seasidetms_image]

 

  • Khoảng cách từ đường xích đạo:Vùng càng xa khu vực gần xích đạo trái đất, tác động của tia UV sẽ giảm dần.
  • Sự phản xạ của bề mặt: Bức xạ UV có thể “bật” ngược lại khi tiếp xúc với các bề mặt phản chiếu bao gồm nước, cát và tuyết. Tuyết có thể phản xạ tới 80% lượng bức xạ UV, cát khô ở bãi biển phản xạ khoảng 15% và nước biển khoảng 25%. Vì vậy, những vận động viên bơi lội, trượt tuyết, người đi câu cá hoặc tắm biển có thể bị tác động bởi lượng tia UV tăng cao từ cả bên trên và bên dưới. Trong các khu vực thành phố ít tia UV hơn do có các tóa nhà cao tầng và bóng râm cây cối ở trong phố.
  • Độ che phủ của mây:  Một điều quan trọng nữa là bóng râm của các đám mây hầu như không hề làm ảnh hưởng đến mức độ UV. Tia UV giảm không đáng kể cả trong những ngày sương mù hay râm mát. Điều này là bởi vì UV là các bức xạ không nhìn thấy, chứ không phải ánh sáng thông thường và chúng có thể xuyên qua các đám mây.
  • Tầng ozone:Tầng ozone trên bầu khí quyển có thể giúp lọc bớt tia UV. Ozone hấp thụ một phần bức xạ UV trong ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái Đất. Lượng ozone càng lớn, bộ lọc bảo vệ được cung cấp bởi khí quyển càng tăng. Sự suy giảm tầng ozone có khả năng làm trầm trọng thêm các ảnh hưởng sức khỏe do tiếp xúc với bức xạ UV. Khi tầng ozone trở nên mỏng hơn, con người sẽ tiếp xúc với mức độ bức xạ UV cao hơn, đặc biệt là tia UVB.

2. Cách phòng ngừa tác hại của tia UV

Môi trường ngày càng bị ô nhiễm và hiệu ứng nhà kính khiến cho tầng ozone bị tổn hại nghiêm trọng, do đó bạn cần hiểu rõ hơn về tác hại của tia UV để phòng ngừa.

Sau đây là một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa tác hại của tia UV:

  • Trang phục:

Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn nên sử dụng vải màu tối và dày hoặc loại vải có độ bóng. Áo màu đen, xanh đậm… có khả năng biến đổi quang lượng tia cực tím thành nhiệt lượng, mức độ chống nắng tốt hơn màu sáng.

Một số trang phục chống nắng chuyên nghiệp, vi sợi được pha trộn nhiều hợp chất có tác dụng chống nắng. Sợi vải được thêm hoạt chất làm dịu da, giúp da tránh bị kích ứng khi tiếp xúc.Bên cạnh màu sắc, chất liệu cũng là yếu tố quan trọng để chọn áo chống nắng tốt. Áo được làm từ chất liệu jeans, cotton, gốm – ceramic, sợi microfiber, lớp phủ nano chống nắng cao… ngăn tia UV làm hại da.

Không nên phụ thuộc vào trang phục mà cần kết hợp tránh nắng giờ cao điểm, bôi kem chống nắng, dùng viên uống chống nắng nếu trong môi trường phương pháp chống nắng cơ học không khả thi.

  • Sử dụng kem chống nắng: 

[seasidetms_image shortcode_id=”begqmeybrb” align=”center” animation_delay=”0″]8576|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/10/20190613_082623_949031_kem-chong-nang-cho-.max-1800×1800.jpg|full[/seasidetms_image]

 

Thói quen dùng kem chống nắng có thể giúp bạn chống lại tia UVA và UVB khỏi tổn thương da. Chỉ số SPF trong kem chống nắng chính là mức độ bảo vệ da khỏi các hư tổn do tia UVB gây nên, bạn hãy chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên.

Tia UVA có thể xuyên qua cửa sổ và kính xe, vì vậy dù bạn đi bằng ôtô thì vẫn phải bảo vệ da bằng cách bôi kem chống nắng.

  • Che nắng khi đi ngoài trời:

Nếu đi bộ ngoài trời, bạn nên có ô chống tia UV hoặc chiếc mũ rộng vành và đeo kính râm chống tia UV để bảo vệ cổ, tai, mắt, trán, mũi và da đầu. Khi đi xe máy, bạn nên mặc quần áo dài hoặc trang phục chống nắng.

  • Chế độ ăn uống:

Bạn tránh không nên ăn nhiều đồ chua, ngọt, dầu mỡ. Đồng thời, bạn nên bổ sung các loại rau giàu kali như rau mồng tơi, rau đay… Bạn cũng nên ăn các loại trái cây giàu vitamin như dâu, cam, táo, chuối… vừa tốt cho sức khỏe vừa bảo vệ làn da.

  • Hạn chế tiếp xúc ánh nắng:

Tia UV có cường độ mạnh nhất trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều, bạn nên hạn chế ra ngoài thời điểm này. Nếu bạn không chắc chắn về cường độ ánh sáng của mặt trời, bạn hãy thực hiện bài kiểm tra bóng. Nếu bóng đen của bạn ngắn hơn người thì lúc này cường độ tia UV còn mạnh.

  • Đeo mắt kính chống tia UV

Theo Viện Nhãn khoa Mỹ, màu sắc và độ đậm nhạt của mắt kính râm sẽ không nói lên bất kỳ điều gì về khả năng chống tia UV của kính mà bạn đang sử dụng, cũng không nói lên sự nguy hại hay an toàn của kính đối với mắt. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, kính sẫm màu quá còn hại mắt hơn.

[seasidetms_image shortcode_id=”ucap1gmyls” align=”center” animation_delay=”0″]8577|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/10/khi-nao-nen-bat-dau-cho-tre-em-deo-kinh-mat-chong-uv-1.jpg|full[/seasidetms_image]

 

Khi mua kính mát, bạn nên mua kính mát có:

  • Tính năng giảm độ chói
  • Chặn 100% tia UV-A và UV-B
  • Thoải mái khi sử dụng
  • Không bóp méo màu sắc khi nhìn qua kính
  • An toàn cho các hoạt động ngoài trời (chẳng hạn như thể thao)

Cách tốt nhất để bảo vệ đôi mắt của bạn, và đôi mắt của gia đình bạn khỏi tia cực tím, là nói chuyện với một chuyên gia chăm sóc mắt. Bằng cách thảo luận về những nhu cầu đặc biệt của bạn, họ có thể hướng dẫn bạn về những cách tốt nhất để bảo vệ mắt bạn trong hôm nay và giúp đảm bảo tầm nhìn khỏe mạnh  

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]