You are currently viewing BỆNH TRĨ (BỆNH LÒI DOM)

BỆNH TRĨ (BỆNH LÒI DOM)

[seasidetms_row][seasidetms_column data_width=”1/1″][seasidetms_text]

BỆNH TRĨ (BỆNH LÒI DOM)

Bệnh trĩ là một bệnh rất phổ biến nhưng vẫn còn được xem là một bệnh khó nói. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. Họ âm thầm chịu đựng và chỉ đến khi bệnh trầm trọng mới bắt đầu nghĩ đến việc tìm đến Bác sĩ

 

[seasidetms_image shortcode_id=”9crviq2wi3″ align=”center” animation_delay=”0″]6876|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/01/49151446_1961896190513396_1460999899590950912_n.jpg|full[/seasidetms_image]

 

1. Bệnh trĩ (bệnh lòi dom) là gì?
Khi nào chúng ta nghi ngờ mình mắc trĩ?

Chảy máu – dấu hiệu này thường xuất hiện trong một lần đại tiện nào đó, lượng máu, hình thức ra máu mỗi người không giống nhau, có người phát hiện vì thấy vài giọt thấm trên giấy vệ sinh, có người thấy chảy thành tia nơi bồn cầu.

Sau chảy máu, triệu chứng bệnh trĩ sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, lúc đầu đi đại tiện sẽ có khối nhỏ lồi ra, nhưng nhanh chóng hồi về vị trí cũ sau khi đại tiện. Càng về sau bệnh trĩ càng tiến triển nhanh, đến mức nhiều người phải dùng tay nhét búi trĩ vào bên trong. Đến giai đoạn nặng, trĩ có thể gây sưng nề, đau, rỉ nhớt, ngứa vùng hậu môn…

Bệnh trĩ là hậu quả của việc áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn tăng lên. Áp lực tăng lên này khiến cho các tĩnh mạch bị ứ đọng máu, làm cho người bệnh khó chịu và đau, đặc biệt là khi ngồi.

2. Phân loại bệnh trĩ:
Bệnh trĩ được chia thành 3 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp:

• Trĩ nội: là loại trĩ thường gặp, liên quan đến các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng. Trĩ nội thường gây chảy máu nhưng không gây đau. Khi các búi trĩ to lên, chúng có thể lồi ra ngoài hậu môn, tình trạng này gọi là sa búi trĩ.
• Trĩ ngoại: liên quan đến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc đau và đôi khi có thể kèm theo chảy máu.
• Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp.

Bệnh trĩ thường không nguy hiểm hoặc đe dọa tính mạng và không truyền nhiễm.

3. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ (bệnh lòi dom) là gì?
– Chảy máu: Người bệnh khi mắc bệnh trĩ lúc đầu chảy máu ít, chúng ta chỉ phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia, cuối cùng những khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

– Sa búi trĩ: Triệu chứng bệnh này thường xảy ra muộn hơn sau một thời gian đi cầu chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt lại vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Ngoài 2 triệu chứng bệnh cơ bản trên thì người bệnh trĩ còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi đại tiện, ngứa và ẩm ướt dịch quanh lỗ hậu môn. Triệu chứng này xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch viêm da quanh hậu môn.

Bệnh trĩ ngoại thường sớm được phát hiện và điều trị nhanh hơn, do người bệnh có thể sờ thấy khi trĩ ở mức độ nhẹ. Với bệnh trĩ nội, thường người bệnh chỉ nhận biết được khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, búi trĩ sa hẳn bên ngoài hậu môn hoặc bị tổn thương dẫn đến xuất huyết nặng, viêm sưng, nhiễm trùng búi trĩ.

Khi gặp các dấu hiệu trên nên liên hệ bác sĩ ngay lập tức

4. Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh trĩ là do tăng áp lực ở hậu môn hoặc tĩnh mạch trực tràng. Một số yếu tố dẫn đến hiện tượng này là:

• Bị táo bón lâu ngày, điều trị bệnh không dứt điểm.
• Do bị chèn ép, gây áp lực lên vùng hậu môn.
• Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
• Vùng hậu môn co thắt bị thoái hóa hoặc nhão, tình trạng này thường gặp ở những người cao tuổi.
• Mang thai cũng có thể gây ra bệnh trĩ do thai nhi làm áp lực trong ổ bụng tăng. Áp lực tăng lên này có thể làm các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn phình to. Đối với hầu hết phụ nữ, bệnh trĩ do mang thai sẽ biến mất sau khi sinh con
• Ngồi quá lâu
• Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống.

5. Nguy cơ mắc bệnh trĩ
Những ai thường mắc phải bệnh trĩ (bệnh lòi dom)?
Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến. Theo thống kê, 3/4 dân số sẽ mắc bệnh trĩ trong một thời điểm nào đó của cuộc đời. Bệnh có thể ảnh hưởng ở cả nam và nữ, đặc biệt là những người phải ngồi nhiều và phụ nữ mang thai. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 45 đến 65 tuổi và bệnh ngày càng trẻ hóa..

Mời mọi người cùng tìm hiểu về cách điều trị cũng như chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bệnh trĩ ở bài viết sau nhé!

Tổng hợp từ nhiều nguồn.
Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]