[seasidetms_row data_shortcode_id=”zfy5wnqs4d” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”45hqf8qlm” data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”][seasidetms_slider shortcode_id=”zldoeuqid” slider_plugin=”layer” slider_layer=”18″][/seasidetms_column][/seasidetms_row][seasidetms_row data_shortcode_id=”hyt76kv8us” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_shortcode_id=”frf2jovlo” data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_width=”1/1″][seasidetms_text shortcode_id=”4pddu7v0zj” animation_delay=”0″]
Người tiêu dùng nên cẩn trọng trước các mối nguy hiểm nếu chọn phải gạo bẩn, chú ý lựa chọn nguồn gạo đảm bảo chất lượng để tốt cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Gạo là loại thực phẩm chính trong bữa cơm của mỗi gia đình. Từ gạo không chỉ nấu thành cơm mà còn chế biến rất nhiều món ăn khác như phở, bánh, mì, bún… Gạo không chỉ làm đầy bao tử mà còn đóng vai trò rất lớn trong sức khỏe của con người.
Bản thân gạo có giá trị dinh dưỡng rất lớn, nhưng ngày nay, qua cách canh tác, bảo quản gạo… người ta đã phần nào khiến cho loại thực phẩm này ẩn chứa những hiểm họa độc hại mà chưa một ai thật sự quan tâm.
- Mất chất dinh dưỡng do xay xát quá kỹ:
Từ lâu chúng ta đã quen với độ mềm của cơm trắng cũng như sự tiện dụng do thời gian nấu ngắn hơn. Tuy nhiên, nếu gạo bị xay xát kỹ, phôi mầm của hạt gạo cùng lớp vỏ lụa (vỏ cám) bị tách ra khỏi hạt gạo và liệt vào hàng phế phẩm (làm thức ăn cho gia súc).
Gạo xát quá kỹ, quá trắng, làm mất hết những vi chất giúp cân bằng chuyển hóa glucose và insulin trong máu. Không những thế, việc lựa chọn gạo không đúng cách có thể mang đến cho gia đình bạn vô vàn những hiểm họa bệnh tật.
Theo phân tích khoa học, trong cám gạo chứa rất nhiều các vitamin như như B1, B2, B3, B6, các acid như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), acid folic, phytic, các nguyên tố vi lượng quý giá như canxi, sắt, magie, selen, glutathion (GSH), kali và natri.
Lượng chất béo trong cám gạo rất cao (15-22%), thường dùng chiết xuất tinh dầu cám. Chất tinh dầu này là một hoạt chất có tác dụng chống acid hóa, ngăn chặn sự xâm nhập của tia cực tím, cản trở hoạt động bài tiết sắc tố melamin trong biểu bì, do đó có tác dụng phòng chống nám da. Vitamin E giúp da chống lại sự lão hóa…
Một thành phần quan trọng có rất nhiều trong cám gạo là magie. Magie là loại khoáng chất rất đặc biệt có nhiều trong cám gạo. Nó có tác dụng kích thích sự hoạt động của các enzim tham gia vào việc kiểm soát lượng đường và lượng insulin trong máu. Magie là một thành phần quan trọng trong hoạt động chức năng của tim, có tác dụng làm giảm nhu cầu về oxy của cơ tim.
Chính vì vậy, gạo xay xát kỹ mất đi thành phần magie và rất nhiều nguyên tố vi lượng khác, chỉ còn lại lõi tinh bột – thứ sẽ được cơ thể chuyển hóa thành đường. Loại gạo này là nguyên nhân khiến cơ thể mất cân bằng và phát sinh bệnh tiểu đường và các bệnh đau thắt ngực, nhồi máu, suy tuần hoàn, rối loạn nhịp tim… Điều này có thể giải thích tại sao các nhà thực dưỡng lại sử dụng gạo lứt (gạo nguyên cám) để cân bằng cơ thể, điều trị một số bệnh lý.
- Nhiễm độc trong quá trình canh tác
Hiện nay, vấn đề lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học trong canh tác gạo ở Việt Nam gần như chưa được kiểm soát. Chất lượng của gạo ngày càng giảm nhưng nguy cơ ô nhiễm dư lượng hóa chất trong gạo lại tăng lên.
Trong khi người tiêu dùng rất cảnh giác với các loại thực phẩm bẩn, có chứa dư lượng thuốc trừ sâu hoặc hóa chất bảo quản, thì chất lượng gạo không được nhiều người quan tâm.
- Bảo quản bằng hóa chất
Trong thực tế, các loại gạo chỉ có thể bảo quản và sử dụng trong vòng 3 tháng vì gạo vốn là loại lương thực dễ bị ẩm mốc và mối mọt xâm hại. Sau thời gian này, các thành phần dinh dưỡng của gạo bị giảm sút rất nhiều nhưng vì sao gạo ngày nay sau khi được mua về dù có không dùng hết để lâu cũng ít bị hư hỏng?
Nhiều đơn vị kinh doanh gạo đã tìm cách bảo quản gạo bằng cách phun hóa chất để kéo dài thời gian bảo quản và phòng ngừa côn trùng tấn công gạo. Những loại hóa chất này đều có độc tố gây ung thư hoặc làm rối loạn quá trình chuyển hóa.
- Hiểm họa chưa thấy ngay
Người tiêu dùng hầu như không phát hiện và cảnh giác trước độc tính của chúng vì một phần chất độc đã được pha loãng trong quá trình vo gạo. Tuy không dẫn đến ngộ độc ngay tức thì như các trường hợp nhiễm độc rau quả, thịt, cá… nhưng việc tiếp xúc lâu dài với loại gạo trên đồng nghĩa việc cơ thể phải hấp thụ trực tiếp lượng độc tố tích tụ trong gạo một cách thường xuyên, đều đặn thông qua các bữa ăn, gây ra các bệnh nghiêm trọng về hệ tiêu hóa, hô hấp và đặt biệt là ung thư.
Theo các nhà nghiên cứu, gạo sau khi xay xát ra thì dù bảo quản kiểu gì chăng nữa thì 7 ngày sau chất lượng chỉ bằng 30%. Gạo sẽ mất mùi thơm. Thế nhưng có rất nhiều nơi sử dụng hóa chất để tạo mùi thơm và thứ hóa chất này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vì gạo là lương thực chính trong mỗi gia đình nên việc gạo nhiễm độc, gạo có tẩm ướp hóa chất còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần các loại thực phẩm khác. Do đó, cần thận trọng trong cách chọn mua các loại gạo cho gia đình. Nên nói “Không” hoàn toàn với các loại gạo không nhãn mác và không nguồn gốc vì chúng ta hoàn toàn không kiểm soát được chất lượng và hạn sử dụng của chúng.
Nên thận trọng hơn với các loại gạo được bày bán bằng cách kiểm tra rõ ràng nguồn gốc xuất xứ cũng như quy trình gieo trồng và sản xuất của những loại gạo đó. Chỉ nên chọn mua những loại gạo có thương hiệu, được canh tác theo quy trình nông nghiệp sạch đạt chuẩn quốc tế Global G.A.P và dây chuyền sản xuất đóng gói đạt chuẩn HACCP. Để tránh bị mọt đồng thời không làm giảm chất lượng gạo, bạn không nên mua nhiều, tốt nhất chỉ đủ ăn trong vòng hơn 10 ngày. Nên bảo quản gạo trong các lọ có nắp đậy kín, để nơi khô thoáng, tránh nhiệt độ cao vì có thể làm gạo giảm chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng.
Tổng hợp từ nhiều nguồn.
Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670
[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]