[seasidetms_row data_shortcode_id=”25doq9u3p” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”zibqjumbc8″ data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”][seasidetms_slider shortcode_id=”af7vlmsy4s” slider_plugin=”layer” slider_layer=”41″][/seasidetms_column][/seasidetms_row][seasidetms_row][seasidetms_column data_width=”1/1″][seasidetms_text]
Giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới là hiện tượng các tĩnh mạch phình ra nổi lên gần bề mặt da. Tĩnh mạch là mạch máu dẫn máu hồi lưu về tim từ các bộ phận của cơ thể.
1. GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN LÀ GÌ?
Giãn tình mạch chân là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch tại chân. Khiến cho việc dẫn máu về tim không hiệu quả gây ứ đọng máu ở phần thấp của chân và lan lên dần.
Đây là căn bệnh mạn tính, thường gặp ở phụ nữ và người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh ngày càng trẻ hóa. Theo nghiên cứu, có hơn 75% người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không được phát hiện , điều trị phù hợp và khi đến khám thì bệnh đã nặng, thậm chí có những biến chứng nặng nề.
Suy tĩnh mạch, theo lý thuyết có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Kế cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới tức chân do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều.
2. Nguyên nhân của bệnh lý giãn tĩnh mạch chân
– Những phụ nữ trong độ tuổi 35 -50 là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
– Tính chất công việc: Việc đứng hoặc ngồi lâu gây tăng áp lực tĩnh mạch, hạn chế việc máu lưu thông từ chân về tim. Tình trạng này kéo dài gây ra suy giãn tĩnh mạch. Đặc trưng này dễ gặp nhất ở nhóm đối tượng nhân viên văn phòng, giáo viên, PG, người mẫu, nhân viên bán hàng…
– Nhu cầu làm đẹp: Đối với phái đẹp, một đôi giày cao gót sẽ mang đến sự tự tin sải bước. Tuy nhiên, hiếm ai ngờ đến đó cũng là vật tiếp tay cho bệnh suy tĩnh mạch. Lý do là mang giày cao gót khiến lực tập trung ở ngón chân thay vì dàn đều khắp bàn chân, đưa đến lực đẩy máu từ chân về tim giảm đáng kể. Bên cạnh đó, việc mặc quần áo bó sát, nhất là ở vùng eo và vùng đùi cản trở máu về tim làm tăng nguy mắc bệnh ở phụ nữ.
– Thói quen “ngồi vắt chéo chân”: lặp lại hàng ngày không chỉ gây ra các bệnh về lưng, cổ mà còn ảnh hưởng đến tĩnh mạch của nữ giới.
– Nhiều nguyên nhân gây bệnh như: mang thai, béo phì, chế độ ăn nhiều thịt và chất bột đường, ít ăn rau – trái cây, táo bón kinh niên, di truyền, nội tiết, môi trường làm việc nóng và ẩm, lười thể dục, hút thuốc lá, tuổi cao.
– Những thay đổi về enzym trong mô liên kết, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp. Thậm chí sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh.
– Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu trở về tim.
– Quá trình thoái hóa do tuổi tác (thường gặp ở người già). Tuổi thọ con người ngày càng cao sẽ kéo theo những bệnh của quá trình tích tuổi trong đó có suy tĩnh mạch…
3. Những triệu chứng thường gặp:
Các triệu chứng và dấu hiệu sớm của bệnh
– Ở giai đoạn đầu: các triệu chứng ban đầu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới cũng thường mờ nhạt và thoáng qua. Bệnh nhân có cảm giác bó chặt ở bắp chân, nặng chân, mỏi chân, mất ngủ. Có khi thấy tê, kiến bò vùng bàn chân. Vọp bẻ (chuột rút) ở bắp chân, thường xảy ra về đêm. Những triệu chứng này thường không rõ ràng nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.
– Giai đoạn tiến triển :
+ Bệnh sẽ gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày.
+ Các triệu chứng thường nặng lên về chiều tối, hoặc sau khi đứng lâu, sau một ngày làm việc, và giảm bớt vào buổi sáng khi ngủ dậy, hoặc sau khi nghỉ ngơi, kê chân cao
+ Gây loét da cẳng chân. Lúc đầu loét chân có thể tự lành, sau đó bệnh tiếp tục tiến triển, các vết loét không tự lành mà có nguy cơ nhiễm trùng, điều trị rất phức tạp.
Tổng hợp từ nhiều nguồn.
Ở bài viết tiếp theo, Phòng khám Quốc tế EXSON sẽ chia sẻ đến mọi người về biến chứng cũng như cách điều trị giãn tĩnh mạch chân. Mời bạn theo dõi nhé.
Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670
[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]