[seasidetms_row data_width=”boxed” data_padding_left=”3″ data_padding_right=”3″ data_top_style=”default” data_bot_style=”default” data_color=”default” data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_padding_top=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_shortcode_id=”ddbjelywlk”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_bg_position=”top center” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_size=”cover” data_border_style=”default” data_animation_delay=”0″ data_shortcode_id=”n5ymeesoi”][seasidetms_text shortcode_id=”j2gert15f” animation_delay=”0″]
Để tránh việc thoát vị đĩa đệm xảy ra dây chuyền và cứng cổ sau mổ, người ta chế tạo ra các đĩa đệm nhân tạo có khớp. Đĩa đệm cổ nhân tạo có khớp, có thể thay thế mảnh ghép nhưng không làm cho cột sống bị cứng lại do các đĩa đệm này có khớp, cử động được, từ đó bảo tồn được khả năng cử động cổ của người bệnh sau mổ. Sau khoảng 10 năm nghiên cứu và phát triển, các thế hệ đĩa đệm cột sống cổ nhân tạo hiện nay đã dần được cải tiến, đặc biệt là khả năng chống mài mòn, chống biến dạng, chống vỡ khi có lực va đập (do chấn thương). Tuổi thọ của các đĩa đệm cột sống cổ được tính theo số chuyển động mà nó thực hiện được trước khi mặt khớp tiếp xúc bị hư hỏng. Các thế hệ đĩa đệm cột sống cổ nhân tạo mới nhất hiện nay có số cử động lên đến nhiều tỉ lần, tương đương với nhiều chục năm hoạt động của cột sống cổ của con người.
Mặc dù hiện nay đĩa đệm nhân tạo đã được cải tiến rất nhiều so với lúc mới phát minh, nhưng nó mới chỉ hoạt động như một trục xoay chứ chưa thể giống như đĩa đệm thực sự. Các đĩa đệm ngoài việc bảo đảm cho các đốt sống có thể cử động được còn có một nhiệm vụ quan trọng khác là triệt tiêu lực tác động. Khi có lực tác động, đĩa đệm thật sẽ bị ép lại, nước bên trong lòng nhân nhầy sẽ thoát ra ngoài và khi hết chịu lực, nước lại quay trở lại vào trong. Việc nước đi ra đi vào tiêu thụ một phần năng lượng và góp phần làm giảm cường độ của lực tác động lên đĩa đệm. Cho đến thời điểm hiện nay, các đĩa đệm nhân tạo “giống như thật” mới đang được đưa ra thử nghiệm lâm sàng trên người, phải mất một thời gian nữa mới có thể chính thức đưa ra thị trường.
Ngoài lợi thế về việc giảm khả năng xuất hiện khối thoát vị mới ở đĩa đệm trên và dưới chỗ đã mổ thì việc thay đĩa đệm nhân tạo còn tránh được một số biến chứng do nẹp vis gây ra, và sau khi mổ xong, người bệnh không phải mang nẹp cổ, cái mà đối với một số người được coi như một cái gông, gây ra đau vai gáy sau vài tuần mang nẹp.
Về mặt kĩ thuật, việc lắp đặt một đĩa đệm nhân tạo không có gì khó khăn lắm so với việc đặt một mảnh ghép. Cuộc mổ được tiến hành gần như giống hệt với cuộc mổ đặt mảnh ghép, chỉ khác là thay vì đặt mảnh ghép thì đặt đĩa đệm nhân tạo và không cần phải cố định nẹp vis, Việc khó khăn nhất vẫn là kiếm cho đủ tiền để có thể mua được đĩa đệm nhân tạo để thay. Giá của các loại đĩa đệm cổ nhân tạo hiện nay tại Việt nam dao động trong khoảng 3500 đến trên 4000 USD, đây là một khoản tiền không nhỏ so với thu nhập của đa số người Việt nam. Cho nên việc thay đĩa đệm cổ nhân tạo không phải là thành công của các nhà phẫu thuật mà là thành công của các nhà kinh tế.
[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]