[seasidetms_row data_shortcode_id=”arorsnmvk” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”ymaouz7num” data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”][seasidetms_slider shortcode_id=”gdhb7rroyh” slider_plugin=”layer” slider_layer=”11″][/seasidetms_column][/seasidetms_row][seasidetms_row data_shortcode_id=”wuis10jr2q” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”yv8g09sbz” data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”][seasidetms_text shortcode_id=”nsi7y736ud” animation_delay=”0″]
Nhiều người có thói quen sử dụng nút báo thức lại, kiểm tra điện thoại, tắm nước nóng ngay khi thức dậy vào buổi sáng. Những điều này gây hại vô cùng cho sức khỏe, thậm chí có thể gây đột quỵ, tử vong.
- Lập tức rời khỏi giường sau khi ngủ dậy
Thông thường sau khi dậy, cơ thể cần một quá trình để thích ứng từ trạng thái trì hoãn hoạt động khi ngủ chuyển sang sẵn sàng vận động khi thức dậy. Khi mới ngủ dậy, lưu lượng máu lúc đó còn khá chậm, khi bạn thay đổi trạng thái/tư thế quá nhanh sẽ khiến cho việc vận chuyển oxy đến não không kịp từ đó dễ khiến chúng ta dễ chóng mặt, hoa mắt.
Thậm chí, các hành động này lặp lại nhiều lần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian khởi phát đột ngột của bệnh tim mạch vào buổi sáng cao hơn khoảng 70% đến 80% so với bình thường và khoảng 60% người cao tuổi tử vong vào sáng sớm với các chứng bệnh tương tự.
- Tập thể dục sai cách
Nhiều người có thói quen tập thể dục vào sáng sớm để cải thiện sức khỏe, tuy nhiên vào mùa đông nếu chúng ta tập thể dục quá sớm không khí lạnh sẽ khiến chúng ta mắc các bệnh về đường hô hấp cũng như có nguy cơ đột quỵ khi trời quá lạnh.
Vào mùa đông, nếu thời tiết quá lạnh chúng ta có thể lựa chọn tập những bài thể dục đơn giản tại nhà mà không nhất thiết phải ra ngoài hoặc tập thể dục khi mặt trời đã lên và không khí trở nên ấm áp hơn.
- Bỏ qua bữa sáng
Sau một đêm dài say giấc, cơ thể cần năng lượng để hoạt động. Bỏ bữa sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dễ mắc bệnh dạ dày, béo phì. Bữa sáng là bữa ăn nên đầu tư nhất trong ngày. Sau khi ngủ dậy, có thể uống ngay cốc nước ấm để làm sạch ruột, sau đó mới ăn sáng. Bữa sáng tốt nhất nên dùng thực phẩm ấm nóng, bởi theo Đông y, dạ dày thích hợp tiêu hóa các thức ăn ấm nóng để hồi phục sức lực, giúp khỏe khoắn cả ngày dài.
- Tắm nước nóng
Các chuyên gia sức khỏe khuyên chúng ta tắm nước lạnh vào buổi sáng dù tắm nước ấm là cách thư giãn hiệu quả. Tắm nước lạnh giúp cơ thể sảng khoái tỉnh táo, tăng cường hoạt động các cơ quan và tăng sức đề kháng cơ thể. Bạn tắm nước lạnh thoải mái mà không bị khô da.
- Gội đầu
Bạn nên hạn chế gội đầu vào buổi sáng, đặc biệt vào mùa đông, sau khi thức dậy. Thói quen này có thể khiến đau đầu hay các cơ đau mỏi. Nguyên nhân là buổi sáng cơ thể yếu hơn bình thường, đầu ẩm ướt có thể khiến bạn cảm lạnh. Thanh niên nên gội đầu vào buổi tối nhưng đừng quá gần giờ đi ngủ. Người lớn tuổi nên gội đầu vào ban trưa.
- Kiểm tra điện thoại
Thói quen cầm ngay điện thoại để check mail, mạng xã hội rất phổ biến. Thói quen này khiến cơ thể căng thẳng đầu ngày và có thể ảnh hưởng đến tâm trạng cả ngày. Hãy thư giãn, vươn vai tập vài động tác căng duỗi, hít thở chút không khí trong lành bên ngoài thay vì bị ảnh hưởng bởi tin tức từ thế giới ảo.
- Uống trà hay cà phê
Bạn luôn muốn đánh thức cơ thể thật nhanh bằng chất có chứa caffein. Tuy nhiên thói quen này về lâu dài không tốt cho sức khỏe và khiến bạn phụ thuộc vào nhóm thực phẩm này. Dạ dày chứa nhiều axit vào buổi sáng, bạn nên tiêu thụ thực phẩm có tính kiềm để cân bằng và giúp cơ thể dễ chịu. Trà hoặc cà phê sẽ làm tăng thêm axit cho dạ dày, tạo năng lượng dư thừa, khiến bạn rơi vào trạng thái bị kích thích. Một cốc nước chanh ấm pha mật ong là lựa chọn lý tưởng vào buổi sáng, vừa giúp bạn tỉnh táo, thanh lọc cơ thể vừa kiểm soát cân nặng.
- Làm việc ngay
Bạn cần dành một khoảng thời gian để các cơ giãn ra sau giấc ngủ, tránh bị co cơ hay chuột rút không có lợi cho sức khỏe.
- Tắt đèn
Nhiều người buông rèm và tránh bật điện khi tỉnh dậy để giúp cơ thể thích nghi dần với buổi sáng. Tuy nhiên, đồng hộ sinh học của cơ thể rất nhạy cảm với ánh sáng và bóng tối. Vì vậy, nếu vẫn để đèn tối, cơ thể sẽ nghĩ rằng lúc này vẫn còn là ban đêm. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy uể oải và khó tỉnh giấc.
- Nhấn nút báo thức lại
Hầu hết chuyên gia về giấc ngủ khuyên bạn nên chống lại sự cám dỗ của việc nhấn nút báo thức lại. Lý do là nếu nhấn nút đó, bạn có thể bước vào một chu kỳ ngủ không đầy đủ. Điều đó khiến bạn thức dậy mệt mỏi hơn thay vì tràn đầy năng lượng.
Sưu tầm.
Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670
[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]