BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

 

  1. BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN:

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là bệnh khá phổ biến, gặp cả ở nam và nữ, mọi lứa tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 8-33%  gặp nhiều hơn ở các nước phát triển và ngày càng gia tăng.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống , gây tổn thương hoặc biến chứng do trào ngược các chất trong dạ dày lên thực quản, hầu họng hoặc đường hô hấp.

             Phân loại :

* Trào ngược dạ dày thực quản không trợt.

* Trào ngược dạ dày thực quản có trợt.

 

 

  1. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH:

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi sự đóng mở tâm vị bị tổn thương và/ hoặc tăng thể tích dạ dày

  1. Tại thực quản : suy cơ thắt thực quản dưới.

 * Do sự giãn ra hoàn toàn hoặc giảm trương lực của cơ thắt dưới thực quản.

.* Có thể xảy ra khi áp lực cơ thắt thực quản dưới thường xuyên thấp (15-30mmHg).

 * Thoát vị hoành.

 * Sự làm sạch của thực quản : nhu động thực quản. Nước bọt trung hòa phần acid còn lại tại thực quản.

  1. Tại dạ dày:

*Tăng áp lực ổ bụng tạo ra sự chênh lệch áp lực vượt quá khả năng bảo vệ của cơ thắt dưới thực quản.

*Chậm thoát thức ăn.

->Thực quản tiếp xúc với dịch vị tái đi tái lại kéo dài sẽ gây tổn thương niêm mạc.

  1. Yếu tố nguy cơ:

* Yếu tố gen.

* Giải phẫu thực quản: thực quản ngắn, U thực quản, thoát vị hoành .

* Tuổi> 40tuổi.

* Chế độ sinh hoạt: ăn quá no, hút thuốc lá, uống bia, rượu, café..

* Sử dụng thuốc: NSAID, thuốc chẹn Ca++,quinidine, tetracyclin, progesterone, thuốc an thần (diazepam)…

* Béo phì.

* Có thai.

* Tiểu đường,xơ cứng bì, cắt đoạn dạ dày…

III. Các triệu chứng:

Thời gian xuất hiện các triệu chứng kéo dài ít nhất 12 tuần (không cần liên tục) trong 1 năm, ít nhất 1 lần trong 1 tuần.

  1. Triệu chứng lâm sàng:

1.1 Triệu chứng điển hình:

* Ợ nóng là cảm gíác nóng rát ở vùng ngực. Ợ nóng xuất phát từ sau xương ức lan lên cổ và họng.  Triệu chứng xuất hiện về ban đêm nhiều hơn ban ngày, tăng lên khi bệnh nhân ăn hoặc cúi gập người, ép bụng, nằm ngửa và giảm đi khi uống nước ấm và sữa.

* Ợ trớ là cảm giác có một dòng chảy của các chất (thức ăn, dịch, acid …) bị trào ngược vào trong thực quản, miệng, hạ hầu

1.2.Triệu chứng không điển hình:

* Tiêu hóa:Nuốt khó,nuốt đau.

* Tai mũi họng: viêm họng tái phát nhiều lần (khám chuyên khoa tai mũi họng không có bất thường), cảm giác vướng đờm, loét họng, chảy mũi sau.

* Hầu, thanh quản:Viêm thanh quản mạn,viêm hầu,khàn giọng,co thắt thanh quản…

* Phổi: ho kéo dài, hen, viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản…

* Tim: đau ngực ( loại trừ các bệnh lý mạch vành), nhịp xoang nhanh.

* Khác: viêm, loét miệng, lợi, hơi thở hôi, mòn răng.

1.3. Triệu chứng báo hiệu biến chứng: (cần nội soi dạ dày).

* Nuốt đau.

* Nuốt khó nặng dần.

* Xuất huyết tiêu hóa: nôn ra máu, đi tiêu phân đen.

* Sụt cân không chủ ý.

* Thiếu máu.

* Tiền sử gia đình có người bị K thực quản, K dạ dày .

* Tuổi >40.

* Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm dài ngày .

1.4 Bảng GERD Q (giúp cho chẩn đoán, đánh giá tác động của triệu chứng và theo dõi đáp ứng điều trị)

Số ngày có triệu chứng trong tuần qua/Triệu chứng

0

1 ngày

2-3 ngày

4-7 ngày

Số điểm GERD Q

1

Nóng rát sau xương ức

0

1

2

3

2

        Ợ  chua, trớ thức ăn

0

1

2

3

3

         Đau vùng thượng vị

3

2

1

0

4

         Buồn ói

3

2

1

0

5

Có mất ngủ do nóng rát hoặc trào ngược

0

1

2

3

6

Phải dùng thêm thuốc điều trị chứng ợ nóng và/hoặc nôn trớ

0

1

2

3

Kết quả:   *GERD Q < 8 điểm : xác suất thấp ( < 50%)

                  *GERD Q > 8 – 18 điểm : xác suất cao  ( > 80%)

                  *GERD Q = 8điểm và <3 trên câu hỏi 5 và 6: ít ảnh hưởng đến cuộc sống

                  *GERD Q >8 điểm và > 3 trên câu hỏi 5 và 6:  ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống

  1. Điều trị:
  2. Mục tiêu: cải thiện triệu chứng, giảm tái phát, ngăn ngừa biến chứng,năng cao chất lượng cuộc sống.
  3. Không dùng thuốc, thay đổi lối sống:

* Bỏ thuốc lá. Hạn chế :bia, rượu, đồ ăn nhanh, đồ ăn chua, cay, nhiều dầu mỡ, café, socola. Chia nhỏ bữa ăn, tránh tress, tập thể dục(sau ăn> 1h), mặc quần áo rộng. Giữ cân nặng phù hợp.

* Nâng cao đầu giường 15-20 cm(có thể sử dụng gối chống trào ngược dạ dày thực quản), nằm sau ăn 2-3 giờ, nghiêng trái.

* Tránh dùng những thuốc làm nặng thêm tình trạng bệnh: NSAID, thuốc chẹn Ca++,quinidine,tetracyclin, progesterone,thuốc an thần ( diazepam), thuốc chống trầm cảm 3 vòng…

3 . Điều trị bằng thuốc:

Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân bác sỹ sẽ sử dụng một hoặc phối hợp nhiều loại thuốc.

3.1 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản  nhẹ và vừa:

* Điều chỉnh sinh hoạt, thay đổi lối sống.

* Alginate.

* PPI nếu triệu chứng vẫn còn tồn tại.

* PPI kết hợp Alginate: nếu đáp ứng 1 phần với PPI.

* Alginate hoặc PPI  ngắt quãng khi cần nếu đã cải thiện triệu chứng.

3.2 Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản kháng trị (triệu chứng bệnh tồn tại dai dẳng không đáp ứng với PPI liều chuẩn trong ít nhất 8 tuần)

* Dùng thuốc :

. PPI liều cao( 2 lần/ ngày) hoặc phối hợp thêm:

. Ức chế H2( trước khi đi ngủ).

. Prokinetic, Bacclofen, Anginat, thuốc chống trầm cảm 3 vòng…

*  Can thiệp:

.  Đốt sóng cao tần( Stretta), Laser argon plasma.

. TIF, MUSE (tạo van chống trào ngược qua nội soi).

. Phẫu thật Nissen, Thiết bị thắt bằng từ tính.

  1. Tiến triển và biến chứng :
  2. Tiến triển: thường lành tính, tiến triển kéo dài nhiều năm. Biến chứng ít gặp chỉ khi bệnh kéo dài, điều trị khó kiểm soát, không bỏ được các yếu tố nguy cơ.

2.Biến chứng:

* Tại thực quản: Viêm, loét, hẹp thực quản. Barret thực quản. Ung thư thực quản.

* Ngoài thực quản: Viêm họng, ho kéo dài, xơ hóa phổi, hen, mòn răng, viêm khí phế quản…

VI: Kết luận:

* Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thường gặp trong cộng đồng,tỷ lệ mắc ngày càng tăng, biểu hiện triệu chứng đa dạng.

* Chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng ợ nóng, ợ trớ, ợ chua, nóng rát sau xương ức, thượng vị…không có tiêu chuẩn vàng.

* Mục tiêu điều trị giải quyết triệu chứng, làm lành tổn thương (nếu có) và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.