[seasidetms_row data_shortcode_id=”8mxrutevii” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”zoqsnhb3q” data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”][seasidetms_text shortcode_id=”bjg0zcoy1″ animation_delay=”0″]
Khi mới bước chân vào trường y, tôi cứ nghĩ mình sẽ trở thành người quyết định mạng sống của người khác.
Phải mãi đến khi sắp ra trường, tôi mới biết, thực ra bác sĩ chỉ là người làm việc cầu may mà thôi. Sống, chết, hết bệnh… hoàn toàn không phải do bác sĩ, mà là bản thân người bệnh. Người ta nói “phước chủ, may thầy” quả là không sai.
[seasidetms_image shortcode_id=”5oxdl90q9b” align=”center” animation_delay=”0″]9329|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2020/02/quy-trinh-kham-benh-va-nhung-dieu-can-luu-y-1.jpg|full[/seasidetms_image]
Việc đầu tiên của bác sĩ là cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh. Nói chung là giúp cho người bệnh hiểu rõ về bệnh của mình hơn. Nhưng ngặt nỗi là hiểu biết của bác sĩ đối với hầu hết các loại bệnh đều không được đầy đủ, cho dù họ là những người hiểu biết về bệnh tật nhiều nhất. Điều này thể hiện rất rõ trong những ngày qua, các bác sĩ đưa ra những lời khuyên đôi khi trái ngược nhau, thậm chí chê bai nhau.
Việc tiếp theo của bác sĩ là hỗ trợ người bệnh chống lại bệnh tật. Hỗ trợ thôi. Ngay cả khi bác sĩ kê toa cho bệnh nhân uống thuốc, thậm chí mổ xẻ cho bệnh nhân, bác sĩ cũng chỉ là người hỗ trợ, không hơn không kém. Có hết bệnh không, có sống hay không, cuộc mổ thành công hay thất bại, người bệnh mới thực sự là người quyết định.
Đối với rất nhiều loại bệnh tật, đặc biệt là những bệnh liên quan đến vi trùng, virus, vai trò của hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh là cực kì quan trọng, là yếu tố quyết định. Nếu cơ thể suy kiệt, nếu hệ miễn dịch bị suy yếu, thì cơ thể sẽ khó mà tồn tại. AIDS là một ví dụ.
Khi cơ thể bị nhiễm virus HIV, hệ miễn dịch bị tấn công. Cứ tưởng tượng, công an, bộ đội bị tấn công và tiêu diệt, thì cơ thể chỉ còn là một đất nước tan hoang, ai cũng có thể chiếm giữ, ai cũng có thể xâm nhập. Cho nên, người bị nhiễm HIV đến lúc nào đó sẽ dễ dàng bị nhiễm trùng, nhiễm nấm… rồi tử vong.
Vi trùng có cấu trúc tế bào hoàn chỉnh. Chúng xâm nhập cơ thể, sinh sôi nảy nở, phóng tích chất độc, hoặc khi chúng chết đi, xác của chúng trở thành độc tố gây bệnh.
Một điều may mắn là con người đã tìm ra kháng sinh tiêu diệt vi trùng. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều bệnh nhân khi bị nhiễm trùng, dù vi khuẩn cấy ra rất nhạy với kháng sinh, nhưng vẫn không qua khỏi, đó là khi hệ miễn dịch của họ đã yếu.
Virus lại là chuyện khác. Đó là những mẩu ADN, không phải tế bào hoàn chỉnh. Và, điều đáng lo ngại là con người chưa tìm ra phương thức tiêu diệt virus. Một điều kém may mắn cho chúng ta, là virus rất dễ “thay hình đổi dạng”, nên rất khó đối phó với chúng.
Nhưng cũng có cái may mắn, là con virus chỉ sống và phát triển được trong cơ thể vật chủ. Khi ra ngoài môi trường tự nhiên, nó sẽ nhanh chóng chết đi, mà không tồn tại lâu ngoài cơ thể vật chủ như vi trùng.
Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại nó. Đối với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao coronavirus gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn, là nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em, người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt, lại ít bị nhiễm hơn.
[seasidetms_image shortcode_id=”339la7eh5″ align=”center” animation_delay=”0″]9328|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2020/02/corona_fkft.jpg|full[/seasidetms_image]
Như vậy, trong đại dịch viêm phổi Wuhan do coronavirus gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính chúng ta. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo, như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc… chỉ là nhằm để hạn chế khả năng coronavirus xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, thì chỉ có hệ miễn dịch mới cứu chúng ta được mà thôi.
Điều may mắn là chỉ có khoảng 2% số người nhiễm coronavirus tử vong, có nghĩa là 98% còn lại sẽ sống. Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, chúng ta cần phải ăn uống đầy đủ, có đủ vitamin, tập luyện thể thao, và đặc biệt, sống vui vẻ, lạc quan… cũng giúp cho hệ miễn dịch rất nhiều.
Có một vấn đề cần lưu ý. Trong rất nhiều bệnh liên quan đến đau nhức, viêm… người ta hay dùng các thuốc kháng viêm. Thuốc kháng viêm có hai loại, loại steroid (như dexa, prednisolon…) hoặc nonsteroid (như arcoxia, advil, ibuprofen, naproxen…).
Viêm là phản ứng của hệ miễn dịch của cơ thể để loại trừ các dị vật, trong đó có vi trùng hay virus xâm nhập vào cơ thể. Nhưng đôi khi hệ miễn dịch bị lệch lạc. Giống như việc các anh công an, bộ đội cứ nhằm vào dân thường mà đánh, hệ miễn dịch tấn công vào các tế bào bình thường của cơ thể, và gây ra bệnh. Lúc này, các bác sĩ phải cho kháng viêm (steroid hay nonsteroid) để làm cho hệ miễn dịch bớt “hung hăng”.
Vậy nên, để cho hệ miễn dịch đủ mạnh trong mùa dịch, ngay cả việc dùng thuốc cho các bệnh lí khác, chúng ta cũng cần cẩn thận. Tốt nhất, nên đến với bác sĩ, để được tư vấn tốt hơn.
TS.BS Võ Xuân Sơn
Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670
[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]