You are currently viewing BỆNH SÁN LỢN và ẤU TRÙNG SÁN LỢN.

BỆNH SÁN LỢN và ẤU TRÙNG SÁN LỢN.

BỆNH SÁN LỢN và ẤU TRÙNG SÁN LỢN.

1. Sán lợn là gì? Bệnh ấu trùng sán lợn là gì?

• Sán lợn là một loại sán dây (còn gọi là sán dải) có tên khoa học là Teania Solium. Có 2 loại sán dây: Sán dây lợn (Teania Solium) và sán dây bò (Teania Saginata)

• Bệnh ấu trùng sán lợn (còn gọi là bệnh lợn gạo) có tên khoa học Cysticercus cellulosae, là bệnh gây ra bởi ấu trùng sán gạo lợn, khác với bệnh gây ra do sán lợn trưởng thành.

2. Bệnh sán dây lợn trưởng thành: 


• Nguyên nhân: Do ăn phải thịt lợn gạo không nấu chín kỹ (lợn bị nhiễm sán, và có kén ấu trùng trong thịt lợn)

• Cơ chế sinh bệnh: Sau khi ăn phải thịt lợn gạo không nấu chín kỹ, nang sán vào đường tiêu hóa của người sẽ phát triển thành con sán trưởng thành (dài có khi đến 12 mét (sán trưởng thành ký sinh trong ruột non của người).

Trường hợp bệnh sán trưởng thành ở ruột, người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín có chứa các nang sán (lợn gạo), khi đến dạ dày ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành. Sán dây trưởng thành phát triển dần bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, kéo dài chiều dài của sán trưởng thành lên tới 2 đến 12 mét, chúng ký sinh trong ruột non nhiều năm.

• Triệu chứng: chủ yếu gây triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên, triệu chứng chủ yếu là người bị bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt do những đốt sán tự rụng ra ngoài ống tiêu hóa bất cứ lúc nào.

3. Bệnh ấu trùng sán lợn: 
• Nguyên nhân: Ăn rau sống, uống nước bị nhiễm trứng sán trong môi trường.

• Cơ chế sinh bệnh: Trừng sán sau khi được nuốt vào ống tiêu hóa sẽ phát triển thành ấu trùng sán. Ấu trùng sán theo máu, mạch bạch huyết đi khắp nơi trong cơ thể và thường đóng kén (nang sán) tại các mô da, mắt, não…

• Triệu chứng: Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau (có các nốt ở dưới da bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết); hoặc có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; hoặc có thể tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù nếu có nang sán ở mắt.

Đây là một bệnh mạn tính có tổn thương ở da, cơ, não của lợn và người do các u nang sán lợn gây nên và tác nhân là do sán dây ký sinh trong ruột non, là bệnh trong hệ thống các bệnh ký sinh trùng lây truyền giữa động vật và người. Trong bệnh này, lợn đóng vai trò là vật chủ trung gian lây bệnh mang trong mình các ấu trùng sán dây.

Sau 24-72 giờ kể từ khi ăn phải ấu trùng sẽ cư trú ở các mô liên kết hoặc các cơ, sau 2 tháng ấu trùng tạo thành một nang có vỏ bọc ngoài (kích thước 17-20 x 7-10 mm), còn được gọi là gạo lợn (cysticereus cellulosae), trong nang có dịch màu trắng, mẩu đầu sán với 4 giác và 2 vòng móc.

Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau.

Trong trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột, như vậy sẽ tương tự như ăn phải đốt sán mới, do đó số lượng ấu trùng sẽ rất lớn.

Mời mọi người theo dõi bài viết tiếp theo để hiểu thêm về hậu quả và cách phòng ngừa bệnh nhé!

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670